Bé hay quấy khóc sẽ chậm lớn?

Khi bé hay quấy khóc, người lớn phải bình tĩnh tìm hiểu kỹ lý do tại sao. Nếu cần thiết nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

15.6158

Hay quấy khóc sẽ khiến bé chậm lớn

Các nhà khoa học cho rằng trẻ em ngủ đủ giấc sẽ có lợi cho sự phát triển trí tuệ. Đây là một quan điểm hoàn toàn đúng và khoa học. Tác dụng chủ yếu của hormone tăng trưởng chính là thúc đẩy quá trình tổng hợp protein.

Hay quấy khóc vào lúc nửa đêm làm giảm cường độ tiết hormone tăng trưởng của cơ thể. Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ chậm phát triển chiều cao.

Khi cơ thể được cung cấp đầy đủ hàm lượng protein, quá trình phát triển xương, sụn khớp và sụn đầu xương sẽ được hỗ trợ. Cơ thể thiếu làm lượng hormone tăng trưởng sẽ dẫn đến sự ức chế thần kinh và khiến trẻ phát triển không bình thường.

Thông thường, hormone tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất vào ban đêm khi trẻ ngủ. Chính vì vậy, nếu trong một đêm, trẻ thức dậy nhiều và quấy khóc sẽ khiến cơ thể giảm tiết hormone tăng trưởng gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao cũng như trí tuệ của trẻ.


Nguyên nhân khiến bé hay quấy khóc

Các chuyên gia cho rằng, ở trẻ sơ sinh, thời gian ngủ chính là một đồng hồ sinh lý, trẻ chưa hề có ý thức nhiều về thời gian ngủ của mình. Lý giải cho điều này, các chuyên gia đã giải thích rằng, do trung khu thần kinh ở trẻ chưa được phát triển đầy đủ và hoàn thiện nên các phản xạ có điều kiện chưa được thành lập.

Tuy nhiên, khoảng 15 ngày tiếp theo, sự tác động của cường độ ánh sáng, âm thanh bắt đầu ảnh hưởng đến não của trẻ và phản xạ có điều kiện được thành lập.

Trẻ sẽ bị giật mình khi có âm thanh lớn, chói mắt khi cường độ ánh sáng quá mạnh hoặc quấy khóc, tỉnh giấc nhiều về đêm nếu ngủ quá nhiều vào ban ngày.

Ngoài ra, có một vài các yếu tố khác cũng gây ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ như nhiệt độ môi trường quá ấm hoặc quá lạnh. Không gian trong phòng quá bí cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ ngủ không ngon giấc và hay quấy khóc về đêm.

Trẻ có thể khóc khi bị đói, bởi vậy, các bà mẹ nên chú ý để con không bị đói và tỉnh giấc lúc nửa đêm. Tã của trẻ ướt và không được thay cũng có thể khiến trẻ cảm thấy khó chịu và quấy khóc.

Bên cạnh đó, mắc bệnh còi xương hay viêm da dị ứng với tã quấn cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ khóc về đêm.

Ngoài ra nhiều khi do bé thích được nâng niu, ôm ấp, nhìn mặt cha mẹ, lắng nghe giọng nói, nhịp tim của mẹ thậm chí thích mùi của mẹ (đặc biệt mùi sữa mẹ). Sau khi ăn và ợ hơi, bé thích được mẹ bồng. Nhu cầu này thường chỉ xảy ra trong vài tháng đầu đời của cuộc sống trẻ thơ.

Để hạn chế tình trạng này, các bà mẹ nên chú ý để điều chỉnh “đồng hồ sinh học” của con mình. Không nên cho con ngủ quá nhiều vào ban ngày.

Bé quấy khóc lâu hơn bình thường sau khi đi nghỉ mát với nhiều thành viên trong gia đình. Có lẽ trẻ đã nhận quá nhiều kích thích từ bên ngoài như ánh sáng, tiếng ồn, nhiều người bồng bế, nựng nịu… nên bé bị quá tải với nhiều hoạt động. Nên giữ yên trẻ ở nơi yên tĩnh, không khí thoáng mát hoặc ru cho bé nằm ngủ.

Nên đọc

Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng cho phù hợp và chú ý để trẻ không bị đói là một trong những cách giúp con yêu không tỉnh giấc lúc nửa đêm.Việc kiểm tra xem tã quấn có khiến trẻ cảm thấy khó chịu hay bị dị ứng không là điều quan trong trong việc bảo vệ sức khỏe cũng như chất lượng giấc ngủ cho con của bạn.

Thêm nữa, bé quấy khóc, càu nhàu, phụ huynh nên kiểm tra xem trẻ có khỏe không? Xác định xem thân nhiệt của bé bình thường hoặc đang bị sốt, tiếng khóc của bé bệnh khác với tiếng khóc lúc bình thường. Trẻ khóc thét có thể đau bụng (lồng ruột), có thể nhức đầu (viêm màng não) hoặc cơn khóc dạ đề (khóc đêm) do hạ calci máu. Đôi khi trẻ khóc do côn trùng cắn (kiến, bọ chét, muỗi đốt). Cần khẩn trương đưa bé đi bác sĩ để được chữa trị kịp thời.

Những nguyên nhân khác thường gặp là cơn khóc co thắt (colic) được định nghĩa là khóc không dỗ được nhất 3 giờ một ngày và ít nhất 3 ngày một tuần.

Thùy Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]