Bị dày sừng nang lông cần kiêng gì?

GiadinhNet - Cháu bị dày sừng nang lông do di truyền đã 7 năm rồi liệu cháu có thể chữa khỏi không ạ? Bác sĩ cho cháu biết nguyên nhân nào gây ra bệnh dày sừng và phải kiêng cử gì không? Cháu cảm ơn!

0

[email protected]

Trả lời: Chào bạn!

Bệnh dày sừng  nang lông phát sinh do vi khuẩn như tụ cầu vàng (STAPHYLOCO CCUS AUREUS) và một ít trường hợp do nấm gây viêm nang lông cấp tính hoặc một số yếu tố sinh bệnh như: dinh dưỡng kém, suy giảm miễn dịch, chấn thương, môi trường vệ sinh kém, tiếp xúc hóa chất…thường là mụn mủ hoặc sẩn, mụn mủ ở nang lông, xung quanh có quầng viêm đỏ, nhìn kỹ thấy sợi lông xuyên qua ở giữa, thường gặp ở da đầu, mặt, nách, lông mày.. rất ngứa. Nếu bệnh viêm nang lông ở đầu, mặt: là các sẩn mụn đỏ, có khi loang khắp đầu, mặt, nách, lông mu… nếu viêm nang lông ở râu (Sycosis) bệnh sẽ nặng lên sau mỗi lần cạo râu.

Cần sớm phát hiện bệnh dày sừng để có hướng điều trị tốt nhất

Dày sừng nang lông là một bệnh lý mạn tính của da, do sự tăng tạo nút sừng tại phễu nang lông. Vị trí thường gặp là mặt duỗi cánh tay, đùi, cẳng tay, cẳng chân. Bệnh thường gặp ở người trẻ, phái nữ bị nhiều hơn phái nam, mức độ nặng nhẹ khác nhau, có nhiều người bị bệnh nhẹ nhưng không biết.

Biểu hiện của bệnh dày sừng nang lông là do sự tích tụ chất keratin nhiều ở lỗ chân lông. Keratin là loại protein tự nhiên của da, bình thường được tạo ra một cách tự nhiên, khi tắm và kỳ cọ mạnh thì chất này sẽ bị bong tróc ra. chất keratin được tạo ra nhiều hơn một cách bất thường làm bít lỗ chân lông, làm cho sợi lông không mọc ra ngoài được cho nên sợi lông bên dưới bị cuộn lại hoặc các chất bã nhờn bị ứ đọng lại, các sẩn sừng có kích thước khoảng 1-2 mm, màu hơi trắng hoặc xám. Vị trí thường gặp nhất là ở mặt ngoài 2 cánh tay, phần bên ngoài 2 đùi, mông, cẳng tay, có thể gặp ở vùng mặt làm cho người bệnh dễ nhầm với mụn. Đôi khi vùng bị bệnh viêm đỏ ngứa. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi bạn mặc áo ngắn tay, mặc váy ( đối với nữ).

Ảnh www.baothanhduong.com.vn

Bệnh dày sừng nang lông là bệnh ngoài da thường gặp, dễ chẩn đoán, cháu đã bị viêm nang lông 7 năm lại mang tính di truyền vì vậy cần điều trị sớm để tránh các biến chứng nặng thêm, nghiên cứu kỹ các nguyên nhân phát sinh bệnh. Hiện nay, đông y đã bào chế thành công phương thuốc gia truyền điều trị dứt bệnh và giảm các yếu tố phát sinh bệnh như: tăng tiết mồ hôi vệ sinh kém, tiếp xúc hóa chất công nghiệp, trầy sước da, sức kháng thể kém, suy nhược…Thuốc uống có tính mát gan, tiêu viêm, giảm mỡ trong máu, ăn ngủ được, kích thích tiêu hóa, tốt thận, lợi tiểu, điều hòa nội tiết, kết hợp với thuốc bôi, kết quả rất công hiệu, cần chữa khỏi triệt để để chống tái phát bệnh. Cháu cũng không phải kiêng cữ nhiều, chủ yếu là tránh xà phòng vào nơi mắc bệnh, các loại thức ăn phong và hạn chế gãi ( nếu ngứa).

Cháu nên đến bệnh viện khám có được phương cách điều trị phù hợp và tốt nhất.

Tư vấn bởi BS Nguyễn Phan Anh

Phòng khám Bảo Thanh Đường, 210 Lê Lai, Q1, Tp HCM

Bạn đọc gửi câu hỏi vào email: [email protected], chúng tôi sẽ trả lời trong thời gian sớm nhất.

Chuyên mục "BÁC SĨ CỦA BẠN" được tài trợ bởi:

 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]