Bí quyết “săn” hàng hiệu giá rẻ

Trong khi nhiều "tín đồ" hàng hiệu thích vào các trung tâm thương mại (TTTM) để mua hàng chính hãng thì những người khác lại chực chờ trên các kênh online để “săn” hàng.

15.5953

TTTM ngày càng "phủ sóng" ở nhiều địa bàn TP.HCM, cho thấy nhu cầu mua sắm và tiêu dùng hàng cao cấp, hàng có thương hiệu đang ngày càng tăng. Dạo qua các trung tâm mua sắm lớn như Paragon, Parkson, Diamond, Lotte … hàng loạt các thương hiệu mới đã trình làng hoặc mở rộng kinh doanh, nên việc mua sắm hàng cao cấp đã có nhiều lựa chọn hơn.

Tuy nhiên, tỉ lệ hàng hiệu vào Việt Nam không chỉ qua các cửa hàng hào nhoáng, lộng lẫy ở những TTTM cao cấp mà còn qua một con đường khác cũng không kém nhộn nhịp, đó là mạng internet. Theo các "tín đồ" hàng hiệu, vào TTTM chỉ để mua sản phẩm của những nhãn hiệu tầm trung, còn những hiệu thuộc hàng “top” phải mua online mới rẻ, vì mức chênh lệch giữa mua online và offline của các thương hiệu lớn là khá cao.

Các mẫu thời trang mới nhất trên thế giới
khiến các chợ hàng hiệu luôn xôn xao

Qua thống kê, chiếm không nhỏ trong các giao dịch xuất phát từ khách hàng tỉnh- những “đại gia” phố núi nhưng thiếu chỗ shopping. Bên cạnh đó, lý do khiến nhiều "tín đồ" hàng hiệu “bảo thủ” luôn đặt mua ở nước ngoài dù Việt Nam vẫn có các đợt sale-off là vì : "Hàng xuất bán qua VN thường lỗi mốt" ! Đó là những nguyên nhân khiến các “chợ” hàng hiệu trên mạng luôn tấp nập và nhộn nhịp.

Thu Thủy, nhân viên tiếp tân một văn phòng hạng A tại TPHCM, cho biết: “Do đặc thù công việc, tôi thường chọn hàng ngoại như: kính D&G, giày Nine West, nước hoa Chanel, đồ bơi Victoria's Secret… Nếu mua offline thì làm sao đủ chi phí ? Chỉ cần chịu khó để ý một chút là mua được đồ chính hãng với giá tốt hơn nhiều so với mua tại các cửa hàng bên ngoài. Có lần mình đã mua được một chiếc túi xách hiệu Ferragamo hàng chính hãng của Mỹ trên eBay với giá về đến Việt Nam chỉ 250 đô trong khi giá tại VN là hơn 10 triệu đồng”.

Đâu là bí quyết?

Để đạt được trình độ “siêu mua”, bạn cần nhiều bí quyết để tránh rơi vào bẫy lừa. Minh Hạnh, nhân viên một công ty máy tính, chia sẻ: “Mua sắm, kể cả mua trực tiếp ở cửa hàng cũng vẫn phải chọn lựa kỹ càng, nếu không rất dễ mua phải hàng fake (hàng nhái). Khi mua trên mạng người mua và người bán có thể trao đổi thông tin rât thoải mái. Nếu người mua không ưng ý thì có thể phản hồi lại bằng cách đánh giá xấu vào gian hàng của người bán và người bán sẽ bị mất uy tín, ngược lại nếu người mua có phản hồi tốt thì người bán sẽ có thêm nhiều khách hàng”.

Ý Vân, nhân viên một công ty xuất nhập khẩu lại nghĩ khác: “Hầu hết các chỉ dẫn đều yêu cầu bạn chọn người bán uy tín, nhưng thực tế khó có cơ sở để chọn. Đánh giá qua những comment (nhận định) của các khách hàng mua trước, nếu người bán đã cố tình gạt, comment ảo không khó thực hiện”.

Sự am hiểu là bí quyết giúp bạn nhận ra hàng chính hãng hay hàng nhái.

Theo Ý Vân, nếu có cách để chọn mua đúng hàng hiệu, thì đó chính là kiến thức của bạn về sản phẩm và cách thức giao dịch. Trước tiên khi muốn chọn mua món hàng hiệu nào đó, ví dụ túi xách hiệu Prada, bạn nên vào shop phân phối Prada chính hãng tại TTTM, tham khảo giá và chú ý hỏi người bán về những đặc điểm để phân biệt với hàng fake (nhái). Người bán tất nhiên sẽ giúp bạn từ cách đọc mark (nhãn), đường may, kí hiệu logo và số seri nếu có. Sau đó so sánh với sản phẩm tìm được trên shop online, nếu mọi thông tin đều đúng, giá lại rẻ hơn từ 30% trở lên, bạn có thể đặt hàng về.

Lưu ý thanh toán qua các cổng trung gian thuộc hệ thống paypal - shopping để nếu không hài lòng về món hàng, bạn có thể từ chối thanh toán. Ý Vân nhấn mạnh, điều quan trọng của cả “phi vụ” nằm ở biên bản giao nhận của các đơn vị chuyển phát nhanh. Đừng ngại yêu cầu người giao hàng chờ bạn kiểm tra món hàng thật kĩ trước khi kí tên, vận dụng các kiến thức bạn có và đánh giá tình trạng chất lượng sản phẩm thực tế. Khi đã kiểm tra kĩ, bạn sẽ không phải hối tiếc với món hời vừa mua.

Khi chọn mua hàng, bạn nên đọc kỹ thông tin về sản phẩm, bao gồm hình ảnh ở nhiều góc độ, các đặc tính, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, hướng dẫn cách sử dụng sản phẩm, chính sách vận chuyển và giao nhận cũng như thông tin bảo hành…

Với quần áo, giày dép bạn cần trải qua một bước nữa là “try on” (mặc thử) ở các cửa hàng cùng nhãn hiệu để biết rõ size. Nếu không có cái y chang, bạn có thể dùng loại tương tự để nắm bắt size của nhãn hiệu. Hơi phiền một tí nhưng bạn sẽ cảm thấy hài lòng khi nhận hàng.

Ngoài chợ trực tuyến, bạn có thể đặt mua trực tiếp từ các nhãn hàng có thiết lập kênh online như F21, Accessorize... Nếu mua tại đây, bạn sẽ yên tâm hơn về độ uy tín, nhưng cũng cần chú ý các quy định về bảo hành - đổi, trả và lựa chọn đơn vị chuyển phát tiết kiệm, an toàn.

Thúy Hà, nhân viên một diễn đàn mua sắm trực tuyến kể một kinh nghiệm thú vị: “Có lần một khách hàng đã yêu cầu nhờ mình can thiệp trường hợp cô đặt mua món hàng là chiếc ví đắt tiền (gần 1.000USD) nhưng lúc giao nhận do bận rộn nên kí qua loa. Khi nhân viên đi khỏi, mở bao bì ra mới thấy trong hộp hàng hiệu bóng loáng chỉ là... cục đá. Những trường hợp này rất khó giải quyết vì giấy nhận hàng đã kí đầy đủ, không có căn cứ để lấy lại tiền đã thanh toán”.

Mua hàng giá rẻ luôn gắn với rủi ro nhưng với một chút kiến thức và sự tinh ý, bạn có thể tránh được và có sự trải nghiệm mua sắm thú vị.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]