Bị trầm cảm, “tám” trên điện thoại nhiều hơn?

Một nghiên cứu nhỏ của Trường Y khoa Feinberg thuộc ĐH Tây Bắc Chicago, bang Illinois (Mỹ) chỉ ra cách dùng điện thoại thông minh có thể cho biết người đó có bị trầm cảm hay không

15.5286

Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nghiên Cứu Trực Tuyến Y Khoa (JMIR) sử dụng thông tin di động và định vị GPS của 28 tình nguyện viên có tuổi đời trung bình khoảng 29 tuổi tham gia dự án nghiên cứu trong vòng hai tuần.

20 người phụ nữ và 8 người đàn ông tham gia trả lời bản câu hỏi kiểm tra mức độ trầm cảm vào ngày đầu tiên của dự án nghiên cứu và tải ứng dụng Purple Robot để thu thập thông tin của họ.

Kết quả sau hai tuần của dự án cho thấy phân nửa những người tham dự thể hiện các triệu chứng trầm cảm khác nhau từ nhẹ đến nghiêm trọng.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy những người có biểu hiện trầm cảm sử dụng trung bình 68 phút mỗi ngày trên điện thoại di động, trong khi những người không bị trầm cảm thường chỉ sử dụng khoảng 17 phút mỗi ngày.

Một tác giả của nghiên cứu là giám đốc Trung tâm Kỹ thuật can thiệp hành vi David Mohr cho biết những người trầm cảm thường dành hầu hết thời gian trong ngày tại nhà hoặc nơi làm việc và ít khi có lịch trình làm việc mỗi ngày.

“Khi mọi người đang chán nản, họ có xu hướng khép kín và không có năng lượng hay động lực để đi ra ngoài và làm việc” - ông Mohr nhận định.

Theo Anh Thư - Tuổi trẻ

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]