Bố mẹ cần con khóc!

Không chỉ đơn thuần là cách chuyển tải thông điệp về nhu cầu sinh lý, ít mẹ biết được rằng khóc cũng là điều cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển tâm lý bình thường của trẻ

15.5893

Hẳn mẹ nào cũng biết khóc là cách giao tiếp “đặc biệt” của trẻ sơ sinh. Nhưng đó không phải là tất cả…

1/ Dấu hiệu của sự sống

Hẳn mẹ sẽ không thể nào quên tiếng khóc của con trong ngày đầu tiên đến với thế giới. Lúc này, khóc như một sự khẳng định sự sinh tồn của bé. Tiếng khóc càng lớn càng cho thấy bé đang rất khỏe, và sẵn sàng “tiếp đón” các tác nhân từ môi trường xung quanh.

Thậm chí, bác sĩ sẽ sử dụng một số biện pháp như vỗ vào mông, vào chân để “ép buộc” con cất tiếng khóc chào đời. Mẹ đã thấy tiếng khóc của con đủ quan trọng chưa nào?

2/ Cách giao tiếp với thế giới xung quanh

Tất nhiên, trẻ sơ sinh không thể nói, và bé chỉ có thể giao tiếp, bày tỏ mong muốn của mình thông qua tiếng khóc. Nếu thường xuyên theo dõi tiếng khóc của con, mẹ sẽ dễ dàng phát hiện những “tín hiệu” của bé: lúc con muốn ăn, lúc con đòi “ị” hay những lúc bé cảm thấy không thoải mái…

Giải mã tiếng khóc của con yêu Không chỉ đơn thuần là mệt, đói hay uớt tã, tiếng khóc của bé cưng còn mang theo rất nhiều ý nghĩa khác nữa. Nếu lần đầu làm mẹ, có lẽ bạn cần một ít “trợ giúp” để có thể hiểu chính xác con đang muốn gì.

3/

Cùng với những biểu cảm khác trên khuôn mặt của bé như cười, mếu, mặt phụng phịu,… khóc cũng là một trong những biểu cảm cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển tâm lý của trẻ.

Nếu bé không thể khóc khi gặp chuyện buồn, hoặc có những biểu hiện quá khích bất thường, có lẽ con đang mắc phải trở ngại tâm lý hoặc gặp não đang gặp vấn đề trong tiến trình phát triển. Vì vậy, nếu thấy bé có những dấu hiệu bất thường, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được kiểm tra cẩn thận hơn.

4/ “Bài tập” thể dục

Không cần vất vả với những bài tập như của mẹ, chỉ cần khóc, với con đã là một “bài tập” thể dục rồi mẹ ơi.

Giống như cười, khi khóc, bé cũng “kéo căng” và giúp các cơ mặt của mình hoạt động nhiều hơn. Ngoài ra, mỗi khi “rơi nước mắt”, hiếm có bé nào tiếc không “tặng” thêm cho mẹ vài động tác tay chân kèm theo. Thậm chí, có bé còn vặn mình, vật lên vật xuống theo từng tiếng nấc.

12 lý do bé khóc và cách dỗ bé (Phần 1) Bé không bao giờ khóc khi không có lý do. Đó là cách bé thể hiện mình đang đói, đang bị đau, đang sợ hãi, cần ngủ và những thứ khác nữa…

5/ Giúp mẹ nắm bắt tâm lý trẻ

Không giống như người lớn, trẻ em thể hiện cảm xúc chân thật của mình thông qua mỗi lần bé khóc, bé cười. Do đó, mẹ có thể dễ dàng nắm bắt được những cảm xúc của con, và từ đó hiểu con nhiều hơn.

Mặc dù tiếng khóc có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nhưng mẹ cũng không nên để con khóc quá nhiều và quá lâu đâu nhé. Đặc biệt lưu ý một số trường hợp bé khóc để “báo động” với mẹ những vấn đề sức khỏe của mình.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

MarryBaby

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]