Cách chữa khi bà bầu bị đau răng cực an toàn và hiệu quả

Đau răng là tình trạng nhiều bà bầu gặp phải trong thai kỳ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu bà bầu bị đau răng, cần xử lý đúng cách để không ảnh hưởng tới thai nhi.

15.6079
  • 1

    Nguyên nhân bà bầu bị đau răng khi mang thai?

    Bà bầu bị đau răng hay viêm lợi là tình trạng thường gặp trong thai kỳ. Tình trạng này không chỉ gây cảm giác đau đớn, khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới việc bà bầu bị đau răng khi mang thai.

    Răng miệng không được chăm sóc tốt

    Những tháng đầu tiên của thai kỳ, tình trạng ốm nghén khiến nhiều bà bầu cảm thấy buồn nôn khi đánh răng, dẫn tới việc hạn chế hoặc không đánh răng. Chính vì lý do này mà răng dễ bị sâu hỏng hoặc dẫn tới viêm lợi.

    Ngoài ra, nhiều bà bầu có thói quen ăn đêm. Sau khi ăn đêm, chị em thường không đánh lại răng mà đi ngủ luôn, khiến khoang miệng tạo ra nhiều mảng bám, cao răng gây viêm lợi và đau nhức.

    Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến bà bầu bị đau răng

    Thay đổi nội tiết tố của cơ thể

    Khi mang thai, cơ thể bà bầu có sự thay đổi lớn về nội tiết tố, hàm lượng estrogen và progesterone tăng lên cao. Các hormone này đều làm tăng khả năng giữ nước khiến lợi dễ bị sưng, dẫn đến viêm và đau.

    Khi lợi bị sưng nhiều sẽ khiến răng trở nên nhạy cảm hơn với nhiệt độ. Điều này khiến bà bầu thường cảm thấy ê buốt khi uống đồ lạnh hoặc nóng.

    Ảnh hưởng của răng khôn

    Đôi khi bà bầu bị đau răng trong thai kỳ cũng do ảnh hưởng của răng khôn. Nếu bạn gặp phải tình trạng lợi trùm răng khôn gây viêm thì sẽ vô cùng đau nhức, thậm chí bị sốt. Trong trường hợp này bạn nên cắt phần lợi trùm hoặc nhổ răng khôn sau 3 tháng đầu tiên của thai kỳ để tránh phải dùng thuốc giảm đau và kháng sinh kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

    Việc điều trị các vấn đề của răng khôn cần được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn chỉ định. Bà bầu không được tự ý nhổ hay sử dụng các phương pháp chưa qua kiểm chứng, để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây nguy hiểm cho em bé. 

  • 2

    Cách xử lý khi bà bầu bị đau răng

    Chữa đau răng tại nhà

    Nếu tình trạng đau răng không quá nghiêm trọng, chỉ viêm lợi đơn giản thì bà bầu có thể tự khắc phục tại nhà bằng việc xúc miệng nước muối, chườm nóng để làm tan mủ và chườm lạnh để giảm đau. Nếu cơn đau ảnh hưởng tới giấc ngủ và khiến bạn không ăn được, thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được kê một số loại thuốc giảm đau an toàn.

    Đến gặp bác sĩ

    Những trường hợp bà bầu bị đau răng nghiêm trọng, nhiễm trùng lợi, vấn đề về răng khôn hay sâu răng thì cần đến gặp bác sĩ để được điều trị. Bà bầu không nên quá lo lắng, bởi với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều thủ thuật nha khoa được thực hiện đơn giản để tránh ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của em bé.

    Việc điều trị các vấn đề về răng thuận lợi nhất trong 3 tháng giữa của thai kỳ. Do đó, nếu bị đau răng hay viêm lợi, bà bầu nên thu xếp thời gian điều trị trong tháng thứ 4, 5, 6 để đảm bảo thuận lợi và an toàn nhất cho em bé.

  • 3

    Cách phòng tránh đau răng trong thai kỳ

    Bà bầu bị đau răng không chỉ gây ra đau đớn, mà còn ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn, gây cản trở sự phát triển của thai nhi. Do đó, tốt nhất bạn nên có sự phòng tránh từ trước để không bị đau răng khi mang thai.

    Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

    Điều quan trọng nhất là hãy duy trì thói quen sống lành mạnh và chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng thật tốt. Luôn nhớ đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Súc miệng nước muối đều đặn để bảo vệ răng lợi khỏi viêm nhiễm.

    Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ trong thai kỳ

    Cung cấp đủ dinh dưỡng và khoáng chất

    Khi mang thai, việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng rất quan trọng. Không chỉ bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho thai nhi, bà bầu còn cần chú ý cung cấp đủ khoáng chất như canxi và các vitamin để bảo vệ sức khỏe răng miệng.

    Để bổ sung đủ dưỡng chất, bà bầu nên tăng cường ăn nhiều các thực phẩm giàu canxi, vitamin như cá, rau xanh, hoa quả… uống thêm viên bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ.

    Khám răng định kì

    Ngoài ra, bạn nên tập cho mình thói quen khám răng định kỳ 3 đến 6 tháng một lần để phát hiện sớm những vấn đề về răng miệng. Ngoài ra, lấy cao răng 6 tháng một lần cũng giúp phòng ngừa sâu răng và viêm lợi, chảy máu chân răng.

    Đọc thêm:

    >> 

    >> 

    >> 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]