Vào độ tuổi thứ 3 trẻ bắt đầu nhận biết rõ mọi thứ và khám phá nhiều thứ hơn nên các bạn có thể học chữ cái và ghi nhớ các chữ. Nhưng không phải mẹ nào cũng có kiên nhẫn để dạy bé, vậy làm cách nào để dạy bé học chữ cái cũng như nhận biết được bảng chữ cái tiếng việt hiệu quả.
Điều này có nghĩa là các bậc phụ huynh có thể bắt tay vào việc dạy trẻ bảng chữ cái khi bé được 2- 3 tuổi, nhưng khoan hãy đặt quá nhiều hy vọng rằng bé có thể nhớ hết vào lúc đó.
Hơn nữa, cách bé học khác với trẻ lớn hơn, đừng vội sử dụng các thẻ cứng viết chữ hoặc nghe băng mà nên dùng phương pháp hình ảnh từ những quyển sách dạy chữ cái có nhiều hình, nhiều màu sắc; lúc ấy trẻ sẽ thích thú chỉ trỏ những chữ cái mà chúng đã biết hoặc cũng có thể chỉ ra màu sắc, hình dạng, con thú, và các đồ vật trong quyển sách.
Bước đầu tiên dạy trẻ bảng chữ cái là gây sự chú ý, làm cho trẻ thích thú vớI những câu chuyện kể. Khoảng 2-3 tuổi, trẻ thường “đọc” sách để tìm hiểu trong đó có chứa đựng những gì và sách báo được làm ra từ “chữ”.
Phóng to |
Vào độ tuổi thứ 3 trẻ bắt đầu nhận biết rõ mọi thứ và khám phá nhiều thứ hơn nên các bạn có thể dạy bé học chữ cái và ghi nhớ các chữ. |
Vừa học vừa chơi
Có nhiều cách vừa học vừa chơi để dạy trẻ phân biệt từng chữ cái. Viết tên của trẻ vào xấp giấy học vẽ của chúng và vừa chỉ vừa đọc rõ to từng chữ cái. Dần dần bé sẽ hiểu rằng những ký tự riêng lẻ này khi đặt gần nhau thì sẽ tạo ra tên của nó.
Ngoài ra, bạn còn có thể làm bảng tên của bé và treo ngoài cửa phòng, loại đồ chơi hoặc chơi trò xếp chữ tên của bé. Cùng chơi với bé trò chơi xếp chữ thông thường hoặc các chữ cái được làm bằng nam châm, bé có thể khám phá tính hút đẩy đồng thời còn có thể gắn xếp chữ cái lên cửa tủ lạnh.
Một khi bé đã nhận được một chữ nào mới thì hãy chơi đố chữ: “Chữ nào bắt đầu bằng chữ ‘B’, ‘bò’, ‘bánh’, ‘bóng’…hoặc bắt đầu bằng chữ cái đầu tiên của tên bé “Tên con là Bình, bắt đầu bằng chữ B, con thử nghĩ ra một chữ nào cũng bắt đầu bằng B xem?”
Nếu trẻ tỏ ra bị cuốn hút theo trò chơi này thì hãy tiếp tục giúp trẻ học thêm các chữ cái khác. Nhưng nếu trẻ nhỏ hơn 4 tuổI và chẳng có hứng thú gì đốI với trò chơi của bạn thì cũng đừng nhồi nhét trẻ quá. Không có một bằng chứng nào cho thấy rằng trẻ nhận biết chữ cái sớm thì sau này sẽ đọc tốt.
Dạy trẻ nhận biết chữ cái tiếng việt bằng tên riêng của bé
của bạn có thể biết hoặc không biết cách viết tên của mình. Tuy nhiên, bạn có thể hướng dẫn bé làm quen khi cho thấy tên của bé ở nhiều nơi bằng nhiều cách.
Thường trẻ mẫu giáo đã nhận diện được các chữ cái trong tên của bé. Bé có thể chưa biết đọc, nhưng nhận diện những ký tự này sẽ là tiền đề quan trọng phát triển kỹ năng đọc sau này.
Việc dán đầy tên của bé xung quanh nhà có thể khiến trẻ phát ngán mỗi khi đọc. Thay vì vậy, bạn có thể mua những trò chơi đố chữ hay là trang trí tên bé trước cửa phòng. Những việc này cũng sẽ giúp bé hình thành ý thức sở hữu và phát triển tính cách. Ngoài ra, bạn cũng có thể chơi trò hỏi – đáp về những đồ vật xung quanh có chữ cái đầu giống như tên của bé.
Tạo môi trường toàn chữ cho bé
Ngay từ khi còn nhỏ, mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với bé, hướng dẫn bé quan sát và nêu câu hỏi. Mẹ hãy tạo môi trường “toàn chữ” cho bé.
Ví dụ cho bé nghe những bài hát thiếu nhi, dạy bé hát vè và đồng dao, xem những câu đối ngày tết, kể chuyện cho bé nghe… Bé sẽ “bị” ảnh hưởng, từng bước liên tục xem chữ, đọc từ, đọc câu. Bé càng thích nghe kể chuyện, đọc chữ, bé càng nhanh biết chữ.
Điều này cũng đơn giản như bé bình thường học nói. Đến khoảng 2, 3 tuổi là bé đã có thể nói được.
Hình thành thói quen học tập
Điều quan trọng nhất, bố mẹ hình thành cho bé một thói quen học tập. Ví dụ như việc học chữ, cũng phải hình thành thói quen tốt như kiên trì, tập trung học…
Những bé hiếu động, bộp chộp, đứng ngồi không yên, cười đùa gây rối, ném sách ném vở, không kiên trì… thì việc học cũng khó thành công.
Nhưng bố mẹ phải tạo cho thói quen học của bé có sự sinh động thú vị, đồng thời phải nghiêm túc.
Tìm cặp đôi phù hợp
Bạn chọn 3 chữ cái bất kỳ, mỗi chữ viết lên một mặt của 6 tấm bìa cứng. Sau đó, bạn úp 6 tấm bìa xuống và đố bé lật lần lượt 2 tấm bìa sao tìm được một cặp hai chữ cái giống nhau. Khi bé tìm được một cặp, đặt hai tấm bìa đó sang một bên. Nếu bé không tìm được, bạn lần lượt mở các tấm bìa lên và chỉ cho bé những chữ cái giống nhau.
Khi bé dần thành thục trò chơi này, có thể tăng số thẻ lên 10, với 5 chữ cái.
Chữ cái trên giấy dán tường
Có thể tự tạo và cắt chữ cái từ tấm bìa (hay giấy màu) sau đó dán chúng lên giấy dán tường ở chỗ bé hay vui chơi. Hoặc bạn có thể dán từng chữ cái vào tờ lịch tường.
Để bé tự giở tờ lịch và khi dừng lại ở chữ cái yêu thích, bạn sẽ giúp bé gọi tên chữ cái đó. Nên nhấn mạnh chữ cái đó khi nó trùng với chữ cái đầu tiên của một đồ vật quen thuộc với bé trong nhà hay trong sách ảnh.
Ghép chữ cái
Bé lớn hơn có thể biết kết hợp các chữ cái thành một từ có nghĩa. Bạn có thể mua hoặc tự tạo bảng chữ cái. Sau đó, hướng dẫn bé ghép chữ cái thành tên của bé, tên loại quả, tên bố mẹ, ông bà… Lặp lại hoạt động này nhiều lần ngay cả khi bé đã đi mẫu giáo.
Quăng hộp bìa
Với hộp bìa có mặt hình vuông hay hình chữ nhật, bạn viết từng chữ cái lên giấy trắng rồi dùng băng dính dính vào 4 mặt của hộp. Sau đó, bạn quăng hộp trên sàn nhà và dạy bé tìm xem mặt nào là mặt ngửa, mặt ngửa đó tương ứng với chữ cái nào…
Sách chữ cái và chữ cái bằng nhựa
Mua (hoặc tự tạo) một quyển sách với từng chữ cái ở mỗi trang sách. Mua thêm một bộ chữ cái bằng nhựa. Trải bộ chữ cái bằng nhựa xuống sàn và để bé chọn một trang sách bất kỳ. Bé dừng ở đâu, bạn sẽ đọc chữ cái ấy và khuyến khích bé tìm chữ cái nhựa khớp với chữ cái có trong sách.
Viết với phấn
Hai mẹ con dùng phấn viết chữ lên vỉa hè hay sân gạch trong những vòng tròn to. Gọi tên một chữ cái và cho bé nhảy vào bên trong vòng.
Mẹ hát, bé tìm chữ cái
Hai mẹ con ngồi trên sàn nhà với bộ chữ cái nhựa trước mặt. Bạn ngân nga “A, B, C” hoặc bất kỳ chữ nào theo giai điệu tự chế. Sau đó hướng dẫn bé tìm chữ cái vừa được mẹ hát.
Thư trong đất nặn
Bạn và bé nặn đất thành những quả bóng nhỏ. Sau đó, nhét vào bên trong quả bóng những chữ cái bằng nhựa đồ chơi nhỏ. Tiếp đến, bạn cùng con đi tìm chữ cái trong những quả bóng bằng cách bóp nhão chúng.
Phát triển trí não trẻ
Bé 3 tuổi của bạn có thể liên tiếp khiến bạn ngạc nhiên vì khả năng trả lời câu đố hay là nhận diện hình dạng và màu sắc của bé.
Đây là một năm với những bước tiến tuyệt vời trong việc phát triển kỹ năng mới và xây dựng tinh thần học tập ở trẻ. Thậm chí, bạn còn thắc mắc không biết có nên cho trẻ trắc nghiệm IQ để đo chỉ số thông minh vì bé không chỉ sáng dạ mà còn có thể có năng khiếu.
Theo các chuyên gia tâm lý, thời điểm này còn quá sớm để can thiệp. Thật ra, các câu hỏi trắc nghiệm IQ không phù hợp đối với trẻ dưới 5 tuổi. Do đó, bạn sẽ không thu được kết quả nào. Năng khiếu tiềm tàng của trẻ lên ba cần được khuyến khích, động viên bằng những việc như: cho bé trải nghiệm những điều mới lạ, chơi tự do, tiếp xúc với nhiều loại ngôn ngữ và khả năng chọn lựa đồ chơi.
Hy vọng với thông tin cách dạy bé 3 tuổi nhận biết chữ cái tiếng việt hiệu quả nhất trên đây các mẹ sẽ có cách dạy trẻ nhận biết bảng chữ cái hiệu quả nhất giúp bé phát triển kĩ năng ngôn ngữ cũng như khả năng đọc sau này.
Đức An (Tổng hợp)
Xem thêm video: