Cách dùng nạng chống

Sau phẫu thuật ở vùng chân như gãy đùi, cẳng chân, các phẫu thuật vào khớp háng, khớp gối và khớp cổ chân hay các phẫu thuật vùng bàn chân. Tùy theo yêu cầu của việc điều trị mà bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng thêm nạng chống hỗ trợ trong việc đi lại.

15.5859
Sau phẫu thuật ở vùng chân như gãy đùi, cẳng chân, các phẫu thuật vào khớp háng, khớp gối và khớp cổ chân hay các phẫu thuật vùng bàn chân. Tùy theo yêu cầu của việc điều trị mà bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng thêm nạng chống hỗ trợ trong việc đi lại. Việc sử dụng dụng cụ chống sao cho đúng để tránh tổn thương vết mổ là vô cùng quan trọng.

Các dụng cụ như nạng, gậy chống có thể mua hoặc tự làm về nguyên tắc chung và cơ bản để bệnh nhân có thể sử dụng nạng một các dễ dàng, thoải mái, đảm bảo yêu cầu của việc điều trị mà không có thêm các phiền toái.

Đối với gậy: độ dài chuẩn là khi đứng thẳng (có thể đi giầy, dép,.. tùy thuộc vào thói quen của người bệnh), 2 tay duỗi thẳng áp sát hai bên sườn đầu gậy phải chạm vào nếp gấp cổ tay. Khi cầm gậy trong tư thế đứng, khuỷu tay cần gấp một góc khoảng 30 độ. Nếu là gậy tự chế tạo cần phải được cưa đúng độ dài. Khi sử dụng cần lưu ý, cầm gậy ở tay đối diện với bên bị đau. Cây gậy và chân bị đau sẽ cần nhấc lên và hạ xuống cùng nhau.

Đối với nạng: Độ dài thích hợp là phải luồn được 2 hoặc 3 ngón tay vào giữa nách và đầu nạng. Nâng cao hoặc hạ thấp tay nắm sao cho ngang bằng với hông và khuỷu tay hơi gấp. Không để nạng quá cao vì có thể chọc vào nách, gây áp lực lên các dây thần kinh dồn đặt trên nách trong một thời gian dài. Khi sử dụng tránh đưa nạng quá xa về phía trước khi bước nếu không nạng dễ bị trượt. Giữ đầu nạng cách người khoảng 15cm và mỗi bước khoảng 30cm. Không tựa vào đầu nạng khi đi hoặc đứng. Tùy theo tổn thương ở chân có thể áp dụng một số kiểu đi khác nhau bằng nạng, nên trao đổi với bác sĩ trong trường hợp nên áp dụng đi 3 điểm hay 4 điểm.

 Cách đi nạng 4 điểm (chân trái bị thương).

Đi nạng 3 điểm: Là đi hai nạng và một chân, tức là chân bị thương hoàn toàn không tiếp xúc với đất. Trong tư thế đứng thẳng, chân bị thương không chạm đất, toàn thân chịu lực qua hai nạng và chân lành, khi di chuyển hai nạng đưa lên trước một khoảng cách vừa với một bước đi, và tiếp theo là chân lành bước lên trước hai nạng cũng vừa một bước đi.

Đi nạng 4 điểm: Là đi hai nạng với hai chân, tức là chân bị đau tiếp xúc với đất nhưng chỉ chịu lực một phần. Phần chịu lực nhiều hay ít tùy theo chỉ định của bác sĩ. Trong tư thế đứng thẳng, hai chân chạm đất, toàn thân chịu lực qua hai nạng, chân lành và một phần trên chân bị đau. Khi di chuyển, hai nạng và chân bệnh lên trước vừa với một bước đi, sau đó chân lành bước lên ngang mức với chân bệnh và toàn thân chịu trên hai nạng và một phần ở chân bệnh.

Lưu ý:
Đối với nạng tay nắm có gờ thường dễ cầm hơn tay nắm tròn và nên quấn vải quanh tay nắm nếu quá nhỏ để sử dụng tiện lợi.

Thạc sĩ, Bác sĩ Lâm Giang

Đọc Nhiều Nhất

CHỦ ĐỀ HOT

  • Bệnh Gan mật
Chia sẻ: Email Print 0Bình luận »

Gửi bình luận của bạn

Các thắc mắc của bạn đọc về sức khỏe sẽ được giải đáp tại chuyên mục Phòng mạch online, mời các bạn đón đọc.

Tin Đã Đăng

Tổng biên tập: TTƯT.BS.Trần Sĩ Tuấn
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]