Cách nào để có thể phát hiện dị vật ở trong cơ thể của trẻ em và cách phòng ngừa

Tôi có cháu nhỏ được hai tuổi rưỡi, rất hiếu động. Tôi rất lo lắng vì nghe nói trẻ ở độ tuổi này thường nhét những vật nhỏ vào tai, mũi hoặc họng trong lúc chơi.

31.185
 Làm cách nào để có thể phát hiệndị vật ở trong cơ thể của cháu và cách phòng ngừa?
 
Trần Thanh Trà - Quận 2
 
Từ 2 tuổi trở lên, trẻ em thường hay nghịch ngợm, tò mò và rất hiếu động. Trẻ thích khám phá thế giới xung quanh nên bất kỳ vật gì cũng nhìn, sờ, cầm và lấy làm đồ chơi. Sau khi chơi chán trẻ thường nhét vật này vào miệng, vào tai hoặc vào mũi, từ đó tạo nên dị vật trong cơ thể.
 
Trẻ thường nhét vào tai, mũi các loại hạt như đậu phộng, me, mãng cầu, cam, quýt... hay các đồ vật như giấy vò cục, sợi thun, bông tai, bông gòn, khuy áo, đồ chơi lắp ráp...

Nguy hiểm nhất là pin của đồng hồ hoặc pin của các loại đồ chơi vì pin có chất kiềm ăn mòn, nếu ở lâu trong hố mũi hoặc tai sẽ làm tổn thương các cấu trúc bên trong, gây lở loét.

Những trường hợp phát hiện muộn, dị vật đã làm mủ, gây nhiễm trùng và nguy hại đến các cơ quan thính giác, khứu giác và có thể ảnh hưởng đến toàn thân.

Biện pháp vỗ lưng và ép bụng cấp cứu dị vật đường thở
 
Có trường hợp trẻ lấy đồng tiền kim loại ngậm chơi, rồi đùa giỡn, la hét khiến đồng tiền trôi vào họng, phải nội soi thực quản hoặc nội soi phế quản mới lấy ra được.

Dấu hiệu đầu tiên để nhận biết trẻ có dị vật trong tai, mũi là trẻ thường ngoáy tai một bên, đau tai, nghe kém, hoặc nghẹt mũi một bên, chảy nước mũi vàng hôi. Dị vật trong hố mũi sau vài ngày sẽ bắt đầu nhiễm trùng và có mùi hôi đặc trưng.

Khi thấy dấu hiệu này, các bà mẹ nên đưa con mình tới cơ sở y tế chuyên khoa ngay. Đa số các trường hợp dị vật sẽ được lấy ra dễ dàng, sau đó chỉ cần dùng thuốc điều trị vài ngày, mũi của trẻ sẽ trở về trạng thái bình thường.

Tuy nhiên vẫn có một số ít trường hợp dị vật lọt sâu vào phía sau hố mũi rất khó lấy, hoặc bé không hợp tác thì phải gây mê và nội soi mới lấy ra được.

Điều nguy hiểm cần tránh là phụ huynh không được tự ý dùng bất kỳ dụng cụ nào để cố lấy hoặc gắp dị vật ra vì rất dễ làm tổn thương thêm các cấu trúc trong mũi, tai của trẻ hoặc đẩy dị vật vào sâu hơn.

Để tránh các tình trạng trên, các bà mẹ nên thường xuyên chăm sóc vùng tai, mặt cho trẻ. Khi tắm rửa hằng ngày cho trẻ, cần chú ý các vùng này để phát hiện những dấu hiệu bất thường và kịp thời đưa đến bác sĩ.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với các loại đồ chơi nhỏ, dễ nuốt; các loại thức ăn, trái cây có hạt phải được tách lựa kỹ lưỡng trước khi cho trẻ dùng.
 
AloBacsi.vn
 Theo BS Trần Thanh Trác - Doanh Nhân Sài Gòn
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]