Cách ứng xử khi trẻ la hét không nghe lời

Nếu bé hét chỉ vì muốn măm bánh kẹo chẳng hạn, không nên chiều theo ý bé. Như vậy giống như bạn ủng hộ thói quen la hét của bé.

15.5806

Bé thích hét, không hẳn vì bé muốn quấy nhiễu bạn mà vì bé rất phấn khích. Bé khám phá âm thanh của chính mình và muốn thử nghiệm với với những tiếng hét. Ví dụ bé thích hét trong siêu thị hoặc ngân hàng đôi khi chỉ vì tiếng hét sẽ tạo sự vang dội âm thanh thú vị và đó là cách bé thu hút sự chú ý của ba mẹ. Đôi khi la hét lại là cách để bé có được một thứ gì đó mà bé muốn.

Làm sao để chấm dứt? Lớn tiếng với bé để bé hạ giọng không phải là cách hay, điều này giống như việc khiến bé càng muốn la hét và ai hét to hơn người đó sẽ thắng. Cách tốt nhất là bạn nên tránh xa những tình huống khiến bé muốn la hét và làm bé chuyển chú ý sang chuyện khác.

  • 1

    Khi có việc phải mang bé đi theo cùng

    Hãy chắc chắn là bé đã được nghỉ ngơi, ăn no và thoải mái. Hãy nghĩ xem, nếu bạn là bé, liệu bạn có hào hứng, kiên nhẫn theo người khác đi mua sắm với tâm trạng mệt mỏi, đói bụng không?

  • 2

    Chọn những cửa hàng và tiệm ăn náo nhiệt

    Khi đi với cùng bé nên tránh những nơi cần yên tĩnh, nghiêm trang. Hãy tìm những cửa hàng, tiệm ăn… dành cho gia đình, không khí náo nhiệt. Bạn sẽ đỡ bối rối hơn khi bé làm ồn và giảm được áp lực khi phải dỗ dành bé yên lặng.

  • 3

    Yêu cầu bé điều chỉnh giọng của mình

    Nếu bé la hét vì vui vẻ hay phấn khích, không nên than phiền chỉ trích bé. Bạn nên đề nghị bé hạ giọng bớt. Hãy nói nhỏ để khiến bé phải chú ý và im lặng để lắng nghe bạn nói. “Ba (mẹ) không thể chịu được tiếng hét lớn như vậy đâu, bé con. Điều đó thật kinh khủng và làm cho ba (mẹ) thấy nhức đầu lắm”.

  • 4

    Bày trò chơi khi bạn muốn bé hạ giọng

    Đầu tiên chiều bé một một tí, cho phép bé la to “Ba (mẹ) và con xem ai la to nhất nhé”. Sau đó bạn hoán đổi “Bây giờ chúng mình sẽ xem ai là ngưới thì thầm giỏi nhất”. Nhớ kết hợp động tác diễn tả để giúp bé xác định được mức độ: đặt tay ngang mang tai, hạ xuống và nâng lên tùy theo âm thanh lớn nhỏ. Điều này giúp cho bé nhận ra còn có nhiều điều khác thú vị hơn là việc la hét. Nếu bạn đang ở nơi công cộng, thay đổi trò chơi một chút thành “Ôi, âm thanh của con giống hệt tiếng sư tử oai vệ, thế con có thể bắt chước thỏ thẻ như một chú mèo con đáng yêu đươc không?”.

  • 5

    Tìm hiểu cảm xúc của bé

    - Nếu bé la hét để gây chú ý, hãy để ý xem bé có điều gì không ổn không. Chẳng hạn nếu bạn nghĩ một trung tâm mua bán lớn đông người vào giờ cao điểm khiến bé sợ, hãy rời khỏi đó. Tìm một nơi khác nhỏ hơn hoặc quay lại đó vào giờ vắng người hơn. Hãy để bé làm quen dần môi trường đông đúc bằng cách thay đổi từng chút: cửa hàng nhỏ, sau đó cửa hàng lớn hơn một chút…

    - Nếu bé chán nản cáu kỉnh, hãy tìm hiểu tâm trạng của bé. Nói nhẹ nhàng với bé “Ba/mẹ hiểu con muốn về nhưng chỉ ráng thêm vài phút, chúng ta gần xong việc rồi, bé con” và cố gắng thu xếp công việc thật nhanh. Điều này không chỉ để bé cảm thấy thoải mái mà còn là để giúp bé nói ra những cảm xúc của mình.

    - Nếu bé hét chỉ vì muốn măm bánh kẹo chẳng hạn, không nên chiều theo ý bé. Như vậy giống như bạn ủng hộ thói quen la hét của bé. Thay vào đó hãy nói: “Ba/mẹ biết con thích ăn bánh, nhưng chúng ta cần phải làm nốt việc này. Con sẽ có bánh khi về nhà, bé con”. Hoặc nói với bạn sẽ mua bánh cho bé ngay khi bé cư xử tốt hơn thay vì la hét. Bé sẽ hiểu việc la hét sẽ không còn tác dụng khi bé muốn yêu cầu một món gì đó. Và đừng quên thực hiện lời hứa mua bánh cho bé.

  • 6

    Tạo sự bận rộn cho bé

    - Xem công việc như một trò chơi: Khi đang đi cùng bé, hãy trò chuyện với bé về những việc bạn cần làm, về những gì đang diễn ra xung quanh…. Hoặc nếu đang đi mua sắm, có thể nhờ bé lấy những món đồ cần mua trên kệ thấp vừa tầm với bé. Hoặc sáng tác những giai điệu ngắn vui vẻ đễ diễn tả cho bé nghe “Chúng mình muốn tìm những bạn chuối xinh! Bạn ở đâu nào? Bạn chuối xinh ơi!”.

    - Mua một món đồ chơi cho bé ngịch ngợm hoặc một món bánh kẹo cho bé nhấm nháp trước khi bé bắt đầu chán và la hét.

  • 7

    Đừng quá chú ý đến mọi người chung quanh

    Rất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy thật khó xử với mọi người chung quanh khi các cô cậu bé tí hon của mình cứ thích la hét ở nơi công cộng.

    Hãy thư giãn, đừng quá căng thẳng. Nếu bạn đang ở những nơi tôn nghiêm, cần yên lặng (nhà thờ, chùa, nhà hàng yên tĩnh…) bạn nên đưa bé ra ngoài. Nếu ở những nơi đông người qua lại, khu mua sắm nhộn nhịp, việc bé la hét một chút không không mấy ảnh hưởng, mọi người xung quanh sẽ chẳng phiền toái lâu với bạn đâu.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]