Công dụng chữa bệnh của lá móng tay

Lá cây móng tay được dùng làm thuốc trị bệnh ngoài da như hắc lào, ghẻ lở, mụn nhọt, cũng dùng trị ỉa chảy, trừ giun sán và bệnh bại liệt.

15.6028

Công dụng chữa bệnh của cây lá móng tay

Báo Đà Nẵng điện tử cho biết, theo Từ điển Cây thuốc Việt Nam, Lá móng là loài cây nhỏ, cao 2-6m, có gai nhất là khi già. Lá mọc đối, đơn, nguyên, hình trái xoan nhọn, dài 2-3cm, rộng 1cm. Hoa nhỏ mọc thành chùm ở ngọn cành. Hoa màu trắng hay đỏ, vàng nhạt hay hồng. Ðài hình chuông gồm 4 lá dài. Bầu trên 4 ô.

Quả nang hình cầu, có 4 ô, chứa nhiều hạt nhỏ hình tháp ngược, màu nâu đỏ.  Lá tươi thường dùng giã nát, trộn với giấm để chữa bệnh ngoài da. Các bộ phận khác của cây dùng khô sắc uống với liều 8-20g.Lá cây lá móng tay có tác dụng hoạt huyết, tán ứ. Vỏ, thân và rễ lợi tiểu, tiêu viêm. Hoa được dùng hạ sốt và gây ngủ.

Lá được dùng làm thuốc trị bệnh ngoài da như hắc lào, ghẻ lở, mụn nhọt, cũng dùng trị ỉa chảy, trừ giun sán và bệnh bại liệt. Ở Ấn Ðộ, người ta dùng làm thuốc trị đau đầu và dùng đắp vào bàn chân để trị bỏng. Nước sắc lá được dùng làm thuốc súc miệng để làm giảm đau họng. Dịch lá thêm nước và đường uống trị di tinh.

(Ảnh minh họa)

Người Ả Rập cũng dùng nó làm thuốc điều kinh và gây sẩy thai. Nhân dân ta cũng dùng lá móng làm thuốc thông kinh với hoa Chổi sể. Ta cũng thường dùng cây Lá móng để nhuộm móng tay chân, nhất vào dịp Tết Ðoan Ngọ (5 tháng 5).

Ngày nay, lá móng được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm do các tính chất nhuộm màu của nó (như trong nước gội đầu, thuốc nhuộm tóc). Chất lawsone dính chặt vào tóc, có thể là do có sự phản ứng với các nhóm thiol của keretin ở tóc.

Vỏ thân được dùng chữa tê bại, nhức mỏi. Ở Ấn Ðộ, cũng dùng trị vàng da, sưng lá lách, đau sạn sỏi, bệnh ngoài da và phong cùi. Rễ dùng làm thuốc trị viêm phế quản. Ở Ấn Ðộ, người ta dùng dầu và tinh dầu xoa đắp lên cơ thể để làm mát.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây lá móng tay

Chữa hắc lào, ghẻ lở: Theo Sức khỏe và đời sống, lấy 200g lá móng tay tươi thêm 100g lá sả, 100g lá ổi (nấu chung với 3 lít nước - như nồi xông), tắm liên tục 2 tuần. Lá móng tay tươi rửa sạch, để khô ráo nước, cho 1/2 thìa muối tinh, giã nhuyễn, trộn với 3 thìa giấm nuôi, lấy nước uống, xác đắp nơi ngứa ngáy. Ngày 2 lần, liên tục trong 10 ngày.

Chữa bế kinh: Lá móng tay 50g, ích mẫu 40g, nghệ đen 30g. Tất cả cho vào ấm đổ 500ml nước sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống trước chu kỳ kinh 15 ngày.

Chữa sưng đau tỳ, vị, hạ sườn, hông: Lấy cây lá móng tay 20g, rửa sạch, cắt khúc 3cm, cỏ mực 15g, rau má tươi 20g. Cả 3 thứ sao khử thổ, sắc với 1 lít nước còn 300ml. Uống ngày 3 lần, liên tục 4 tuần.

Chữa đau nhức cột sống, té ngã chấn thương: Lấy toàn cây (rễ, thân, lá, hoa màu trắng) 150g (sao khử thổ vàng), cốt toái bổ 50g  (cạo sạch lông, xắt mỏng, phơi 3 nắng), cam thảo 10g, cẩu tích, ngũ gia bì mỗi thứ 15g. Sắc với 1.000ml nước còn 300ml, uống ngày 4 lần (sáng, trưa, chiều, tối) liên tục 30 ngày.Lưu ý: Người có chứng ứ huyết,  phụ nữ có thai, người già và trẻ em không dùng.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Việc bổ sung acid folic phải được thực hiện dưới sự theo dõi chặt chẽ của các bác sĩ trong điều trị thiếu máu ác tính nguyên hồng cầu khổng lồ. Vì triệu chứng thiếu acid folic dễ che lấp triệu chứng thiếu hụt B12 nên thường người ta dùng B12 trước để điều trị thiếu máu ác tính, nếu không hiệu quả sẽ chuyển sang dùng acid folic.

Tú Liên

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]