Đặc sản kỳ quặc ở Mường La: Ăn một lần nhớ mãi mãi

15.5996

Đừng quên thưởng thức những đặc sản có 1-0-2 này nếu có dịp ngang qua mảnh đất Mường La, Sơn La.


Thịt thối. Món này ngửi rất thối nhưng ăn lại tuyệt ngon. Món ăn này được chế biến từ thịt lợn hoặc thịt bò phơi nắng. Qua một vài nắng, miếng thịt tự nhiên khô lại, rồi được tẩm với nước của một loại rau thơm cho ngấm vào bên trong sau đó đem bỏ vào chum và rắc lên đó một ít muối.
 

Thịt được ủ kín, phần thịt ngon bị chín bởi ánh nắng sẽ không tan mà đóng cục. Khi ủ thịt được khoảng 10 ngày, người ta mở ra và cho vào đó một ít thảo dược. Nếu có khách quý, món thịt thối sẽ được lấy ra nấu chín cùng rêu suối, cơm nguội và ăn kèm với lá sung.
 

Nòng nọc. Món "nòng nọc" này không được lột da nên chắc hẳn người lạ sễ nổi da gà khi chạm tới món ăn này. Bát canh có đủ loại rau rừng, ếch con mới sinh chân co quắp ôm chặt cọng rau. Vì là ếch con (ếch sữa) nên thịt và mùi vị khá tanh.
 

Tuy nhiên, theo những người dân tộc Thái bản địa thì món "nòng nọc" là món ăn sạch sẽ và nhiều dinh dưỡng nhất. Phụ nữ Thái sau khi sinh thường được tẩm bổ bằng món "nòng nọc" này.
 

Nậm pịa. Nguyên liệu làm món ăn này là tiết bò hoặc tiết dê để đông, đuôi, dạ dày, cuống tim và không thể thiếu một thứ nước sền sệt từ bên trong ruột non của con bò, gọi nó là “pịa”. Chọn một đoạn ruột non ngon để lấy pịa.
 

Ninh xương và lục phủ ngũ tạng lên để lấy nước, sau đó đổ pịa vào. Nồi pịa đặt trên bếp lửa đun đến khi nồi pịa sánh, sền sệt lại là được. Món nậm pịa ăn kèm với rau chuối và bạc hà. Món nậm pịa được múc ra bát có màu nâu, nước sền sệt, ban đầu khi nếm thử ta sẽ thấy vị đắng và mùi hơi khó ngửi.
 

Chuột núi. Món này được chế biến từ thịt của chuột núi. Sau khi thui chuột trên than hồng cho da chuột vàng rộm người ta mới đem dao mổ bỏ phần ruột, chỉ giữ lại lá gan.
 

Gia vị cần thiết được chế biến rất tỉ mỉ từ rau mùi, rau răm, thảo dược, đậu xanh... được giã nhuyễn và nhồi vào phía trong con chuột giống như đầu bếp nhồi thịt vào trong quả mướp đắng.
 

Thui chuột thêm lần nữa cho ra mỡ, sau đó đưa vào một nồi đất để đồ xôi, và người dân tộc Thái gọi đó là "xôi chuột". Món xôi này cũng giống như xôi chim, tuy có phần lạ nhưng rất ngon và không đem lại cảm giác ngấy.
 

Bọ xít rừng. Bọ xít rừng hôi hơn nhiều so với bọ xít nhà, nhưng ăn lại ngon và bổ hơn. Bọ xít rừng được chế biến rất đơn giản, ngâm qua nước gạo đã pha ớt để khử bớt mùi hôi.
 

Sau đó đảo đều trên chảo lửa cùng lá chanh. Dù vậy, mùi của bọ xít rừng vẫn rất hôi, nên phải ăn kèm với một loại lá thơm đặc trưng của vùng Mường La là "húng đá".
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]