Liệu đây có phải là bệnh không? Có cách nào để khắc phục tình trạng bệnh này.\
Trong tai có rất nhiều nhánh
thần kinh, tất cả đều được quản lý và chi phối bởi tam xoa thần
kinh, thiệt yết thần kinh, nhiếp thần kinh và mê tẩu thần kinh. Những loại dây thần kinh này lại
phân thành những nhánh nhỏ để
lan tỏa đến yết hầu, mồm miệng và mặt.
Khi những vùng đầu, cổ và mặt bị bệnh thường ảnh hưởng tới những nhánh thần kinh lan tỏa khắp
vùng tai làm tai đau nhức trong khi thân thể không hề bị bệnh.Tóm lại, khi những cơ quan và
bộ phận lân cận với bộ vị tai bị bệnh thì thường ánh xạ những đau nhức đến tai.
Viêm tai ngoài và viêm tai giữa cấp có thể gây đau tai
Viêm tai ngoài và viêm tai giữa cấp là hai nguyên nhân thường gặp gây đau tai. Viêm tai ngoài
thường có tiền sử như mới đi bơi hoặc chấn thương tai, viêm tai giữa cấp thường có tiền sử hoặc
đang có nhiễm khuẩn đường hô hấp trên. Thăm khám, trong viêm tai ngoài thấy da ống tai bị sung
huyết, còn viêm tai giữa chỉ thấy khi màng nhĩ bị vỡ và mủ chảy ra ngoài ống tai.
Với những trường hợp bị đau tai dữ dội, đau tai dài ngày
Theo BS Trần Mạnh Toàn chia sẻ trên báo Sức khỏe và Đời sống, đau tai dữ dội mà không tương
ứng với phát hiện thực thể có thể do virut zona ở tai (đặc biệt khi những phồng nước ở ống tai hoặc
hố thuyền). Đau kéo dài và chảy mủ tai gợi ý đến viêm xương nền sọ hoặc ung thư.
Ngoài ra, do tai được chi phối bởi rất nhiều dây thần kinh nên khi tổn thương các dây thần kinh
như tam thoa, dây mặt (dây VII), dây phế vị (dây X), dây lưỡi họng (IX) và dây cổ trên; các nhiễm
khuẩn khối u vùng họng miệng, hạ họng, thanh quản đều gây đau tai. Khi đau tai kéo dài cần thăm
khám chuyên khoa để loại trừ ung thư đường hô hấp và tiêu hóa trên.
Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam