Đoán sức khỏe qua vị trí mụn mọc

(Kiến Thức) - Có thể mụn không phải do bụi bám từ ngoài vào mà do sức khỏe bên trong bạn phát ra.

0
Mụn mọc ở trán dọc đường chân tóc. Thường gây ra bởi các sản phẩm làm đẹp như trang điểm hay dầu gội là bít lỗ chân lông của mái. Cũng có thể, do mái tóc của bạn quá nhờn. Để tránh điều này, hãy làm sạch lớp trang điểm trước khi đi ngủ, tẩy tế bào chết mỗi tuần và gội đầu thật sạch sẽ. Nếu đám mụn mọc lên trở thành vấn đề nghiêm trọng, hãy dùng nước hoa hồng hằng ngày xung quanh vùng chân tóc. 
Mụn mọc ở giữa lông mày. Có thể gan của bạn đang phải làm việc quá tải với độc tố trong cơ thể. Hãy cắt bớt đường, sữa, chất béo trong thực đơn hàng ngày, đặc biệt nói không với những chất cồn như rượu, bia nhé. 
Mụn mọc ở gần mắt hoặc mũi. Cũng cho thấy chức năng gan kém. Có lẽ bạn đang căng thẳng và chế độ ăn uống không được lành mạnh. Trong trường hợp này, hãy ăn những loại trái cây và rau quả có hàm lượng vitamin C cao như kiwi, cam, ớt ngọt … Tránh ăn vào ban đêm trước khi đi ngủ vì gan và dạ dày đều sẽ không làm việc hiệu quả dẫn có mụn.  
 Mụn mọc ở cánh mũi. Xuất hiện những em mụn trứng cá ở vị trí này có thể bắt nguồn từ sự thay đổi trong hệ thống sinh sản hay buồng trứng. Cũng có thể bạn gặp vấn đề với hệ thống tim mạch, tim bạn thiếu protein hay vitamin B do đó tuần hoàn máu kém gây mụn. Hãy giải quyết chúng bằng cách hạn chế thực phẩm cay, thịt và ăn những thực phẩm ấm vừa đủ, thêm nữa là massage khu vực mũi để làm lặn mụn.
Cằm. Khi vùng cằm xuất hiện nhiều nốt mụn to và cứng phải đặc biệt chú ý, vì điều đó biểu hiện buồng trứng hoặc tử cung… của hệ sinh sản có vấn đề. Tuy nhiên, nếu mụn chỉ xuất hiện định kỳ hàng tháng vào ngày trước hoặc sau kỳ kinh nguyệt là do nội tiết và hormone, chứ không phải do tình trạng sức khỏe của bạn có vấn đề. Trường hợp này, bạn phải chế ăn dầu mỡ và ăn cay cũng như ăn quá sát giờ ngủ.  
Mụn mọc khu vực quanh môi hoặc vai. Liên quan đến vấn đề tiêu hóa. Tỳ có nhiệm vụ hấp thu dinh dưỡng, Vị tiếp nhận thức ăn. Tỳ và vị hợp tác với nhau để hấp thu thức ăn và chuyển vận chất dinh dưỡng. Do đó, việc bài trừ độc tố ở tỳ là rất quan trọng. 
Khi tỳ vị có vấn đề, thường biểu hiện xung quanh miệng nổi mụn. Đồng thời kèm theo triệu chứng dạ dày trướng, tiêu hóa không tốt, đi tả hoặc táo bón (táo bón dẫn đến sự tích tụ các độc tố trong cơ thể), nghiêm trọng hơn sẽ gặp các bệnh ở dạ dày. Cần điều chỉnh thói quen ăn uống, ăn nhiều trái cây và rau để tăng cường chất xơ để dạ dày dễ làm việc và nhai kỹ khi ăn. 
Mụn mọc ở trán. Nguyên nhân cơ thể bạn thiếu nước. Vị trí của trán tương ứng với phần tim, suy nghĩ nhiều trong thời gian dài có thể làm tinh thần bị tổn thương, tính khí không ổn định, nhiệt theo huyết mạch chảy lên phần mặt, tập trung vào trong phần tim, ảnh hưởng đến tuần hoàn máu cũng dễ xuất hiện mụn. 
Mụn mọc ở má. Mụn xuất hiện trên má phải là dấu hiệu cho thấy phổi của bạn không khỏe. Nếu bạn bị hen suyễn hoặc là một người hút thuốc, các mao mạch nhỏ dưới da của bạn dễ bị phá vỡ, tạo nên mụn. Mụn mọc trên má phải cũng có thể xảy ra khi bạn mắc các bệnh đường hô hấp. Trong trường hợp này hãy ăn nhiều thực phẩm nhuận phổi như rau mầm, bí ngô, cải xoăn và vệ sinh chăn gối sạch sẽ. 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]