Đối tượng mắc bệnh gì không được đi nâng ngực?

Nếu bạn có tiền sử ung thư, đang bị bệnh tim, huyết áp, tiểu đường, đang nghiện rượu bia, thuốc lá... thì không nên nâng ngực.

15.6041

Những điều cần biết khi đi nâng ngực

Theo Ngoisao.net, một phương pháp cải thiện tình trạng và kích cỡ của khuôn ngực được nhiều phụ nữ lựa chọn là nâng ngực nội soi. Tuy nhiên, nâng ngực phải chọn đúng thời điểm, đúng độ tuổi, đúng tình trạng sức khỏe và đặc biệt là chọn bác sĩ có tay nghề nhiều kinh nghiệm thì mới đảm bảo hiệu quả bền lâu.

Nhiều trường hợp quá nôn nóng và chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng cũng như lựa chọn thời điểm không thích hợp sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Chính vì vậy, bạn nên lưu ý một số kinh nghiệm sau:

Đúng độ tuổi tốt nhất là từ 25 đến 40 tuổi - Sau khi kết thúc giai đoạn dậy thì, vòng ngực của phái đẹp vẫn tiếp tục lớn lên đến khoảng năm 25 tuổi. Do đó, để việc nâng ngực có kết quả tốt nhất, bạn chỉ nên thực hiện trong độ tuổi từ 25 đến giới hạn là 40 tuổi. Ngoài ra, phụ nữ khi đã có chồng con có thể nâng ngực bất cứ thời điểm nào, miễn có đủ tình trạng sức khỏe và phù hợp với ý muốn.

Chọn đúng bác sĩ và công nghệ và trong đó phẫu thuật nâng ngực nội soi 3D có thể hỗ trợ bạn. Trong đó, hình thức đặt túi gel silicon dưới cơ qua đường hố nách được nhiều bác sĩ lựa chọn. Việc đưa túi độn vào vị trí dưới cơ ngực đúng kỹ thuật, được thực hiện bởi bác sĩ giỏi sẽ bảo vệ toàn vẹn cấu trúc ngực, không gây ảnh hưởng đến chức năng của tuyến vú cũng như khả năng tiết sữa và cho con bú.

PhunuOnline cho biết thêm, để hạn chế những biến chứng không mong muốn từ cuộc phẫu thuật nâng ngực, bạn nên chọn lựa kỹ bác sĩ trực tiếp thực hiện, nơi sẽ tiến hành và chọn loại túi ngực an toàn chất lượng cao để đảm bảo sức khỏe. Bạn có thể tham khảo thông tin trên internet, bạn bè, người thân, trên các trang tin tức uy tín từ Bộ Y tế…

Các bệnh không được đi nâng ngực

Nếu bạn đang có kế hoạch sinh con, hãy tạm hoãn quyết định nâng ngực. Quá trình mang thai và cho con bú sẽ khiến bầu ngực bị co giãn, biến dạng và thay đổi nhiều, thậm chí không lấy lai được hình dáng ban đầu. Do đó, sau khi sinh con và kết thúc quá trình nuôi con bằng sữa, bạn mới nên tiến hành nâng ngực. Hoặc ngược lại, sau nâng ngực từ 6 tháng đến một năm, bạn mới nên mang thai lại.

Nếu đang trong quá trình luyện tập tăng cân hoặc giảm cân, bạn không nên nâng ngực bởi kích cỡ của bộ ngực tự nhiên sẽ có sự thay đổi. Nếu người thân của bạn mắc ung thư vú, hoặc chính bạn cũng có tiền sử u nang vú, đang bị bệnh tim, huyết áp, tiểu đường, đang nghiện rượu bia, thuốc lá... thì không nên nâng ngực.

Các bước chuẩn bị trước và sau khi nâng ngực

+ Trước khi nâng ngực: Bạn nên đặt lịch hẹn hai lần với bác sĩ phẫu thuật và đi cùng người thân để có đánh giá khách quan.

Lần đầu, bạn chỉ nên hỏi sơ bộ để hiểu thêm về nâng ngực, cũng như để xem xét nơi thực hiện ra sao. Tốt nhất bạn nên trao đổi thẳng thắn với bác sĩ tất cả các thắc mắc như nâng xong ngực sẽ thay đổi thế nào, hình dáng ra sao. Đồng thời tìm hiểu xem bác sĩ đó đã tiến hành nâng ngực cho bao nhiêu ca, khả năng thành công ra sao để đánh giá tay nghề của bác sĩ.

Sau khi đã quyết định phẫu thuật nâng ngực, bạn nên quay trở lại một lần nữa để được bác sĩ cung cấp quy trình về phẫu thuật như hình thức gây mê, gây tê, những nguy cơ có thể gặp phải, loại túi sẽ đặt.

+ Sau khi nâng ngực: Vì nâng ngực là cuộc đại phẫu thuật nên bạn cần có thời gian dài để nghỉ dưỡng. Bạn nên mang áo định hình trong vài tuần đầu, tránh vận động mạnh và nên dành thời gian đi khám và gặp bác sĩ thường xuyên.

Trên đây là một số kiến thức giúp chị em cái nhìn cơ bản nhất về nâng ngực. Hãy quyết định đúng đắn cho sự lựa chọn của mình, để có được một bầu ngực như ý muốn.

Thuốc tham khảo: Vitamin E 400mg

- Phòng ngừa và điều trị thiếu vitamin E
- Các rối loạn bệnh lý về da làm giảm tiến trình lão hóa ở da, giúp ngăn ngừa xuất hiện nếp nhăn ở da
- Điều trị hỗ trợ chứng gan nhiễm mỡ, chứng tăng cholesterol máu.

Thùy Linh

Nên đọc



Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]