Những đối tượng không nên ăn dứa

Trong quả dứa có một số dược chất và nấm ký sinh không có lợi cho sức khỏe con người nên có một nhóm đối tượng không nên ăn dứa.

15.5958

Theo tin tổng hợp của Tin mới, dứa là loại trái cây được ưa thích vào mùa hè rất có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, dứa có hàm lượng độc tính cao, vì vậy, một số đối tượng cần phải lưu ý đặc biệt khi ăn dứa.

Dứa có vị chua ngọt, hơi chát, tính bình, vào hai kinh phế và đại tràng có tác dụng thanh nhiệt, giải thử (chống nắng nóng), chỉ khát (giải khát) tiêu thực, lợi niệu...

Thường dùng để trị các bệnh như viêm thận, viêm phế quản, viêm ruột, viêm dạ dày thể giảm dịch vị, chống nắng nóng...Dưới nhãn quan của y học hiện đại trong dứa có nhiều các vitamin và khoáng chất như A, B1, B2, C, P, PP, E, canxi, sắt, photpho. Ngoài ra, dứa còn có hàm lượng  protit, gluxit khá cao.

Những đối tượng không nên ăn dứa

Các nhà khoa học phát hiện trong dứa có một loại men (enzym) mang tên Bromelin, ở vỏ nhiều hơn quả, có tác dụng chữa viêm gân cấp tính và những chấn thương. Tuy nhiên, qua nghiên cứu, trong quả dứa có một số dược chất và nấm ký sinh không có lợi cho sức khoẻ con người, nhất là người có cơ địa dị ứngtăng huyết áp...

Vì thế, các nhà khoa học khuyến cáo những đối tượng dưới đây không nên ăn:

+Người có tiền sử viêm da cơ địa, dị ứng

Men bromelin là một loại enzym có chức năng thủy phân protit, được ứng dụng để trị rất nhiều bệnh khác nhau.

Nhưng một số nghiên cứu cho thấy, rất nhiều người dị ứng loại men này, sau khi ăn dứa từ 15 phút hoặc lâu hơn men này kích thích cơ thể sinh ra các histamin làm xuất hiện các triệu chứng: Đau quặn bụng từng cơn, có thể lợm giọng, buồn nôn, nổi mày đay, ngứa ngáy khó chịu, môi tê dại... nặng hơn có thể gây khó thở...

Những trường hợp này hay gặp và diễn biến nặng ở bệnh nhân có tiền sử cơ địa dị ứng như mề đay, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, hen phế quản...

+Người bị tăng huyết áp

Chất serotonin (5 - hydroxytryptamine, 5 -  HT) có trong dứa là một dược chất có tác dụng làm co thắt huyết quản rất mạnh, gây hưng phấn thần kinh cao và có thể làm tăng huyết áp ở người bình thường.

Vì vậy, nếu người có tiền sử tăng huyết áp khi sử dụng nhiều dứa dễ gây ra hiện tượng nóng bừng mặt, đau đầu choáng váng... dễ có nguy cơ cơn tăng huyết áp kịch phát.

Bệnh nhân cao huyết áp là một trong nhóm đối tượng không nên ăn dứa.

+Người hen phế quản, viêm mũi họng

Trong dứa có một loại glucoside có tính chất kích ứng niêm mạc mạnh nên khi ăn nhiều dứa thường thấy rát miệng lưỡi, cổ họng tê rát, ngứa ngáy. Nên những người có tiền sử viêm mũi họng, viêm thanh quản, hen phế quản không nên ăn nhiều để tránh nguy cơ bệnh tái phát và nặng hơn...

+Phụ nữ mang thai

Phụ nữ đang mang thai, cho con bú không ăn dứa tươi quá liều lượng (2 khoanh 30g) hoặc dứa chín rục (20g). Chất pepin chứa trong nước dứa là con dao hai lưỡi. Nếu điều trị được bệnh viêm họng, tái tạo mô thanh quản thì làm hạ thấp lượng estrogen làm tắc sữa, giảm magnesium làm cho thai nhi yếu.

Hơn nữa, ở mắt dứa có một loại nấm có tên candida trepicalis nhất là những quả dập nát, là nguyên nhân chính gây ra ngộ độc dứa, nên khi chế biến cần loại bỏ quả dập nát loại bỏ hết mắt để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Đặc biệt,  cần lưu ý khi bụng đói không nên ăn dứa hoặc uống nước dứa ép vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu.

Những lưu ý khi ăn dứa

Sức khỏe và Đời sống cho biết, khi ăn dứa cần lưu ý các điêu sau:

+ Chọn mua dứa tươi và lành nguyên cả quả.

+ Không ăn dứa dập nát.

+ Khi gọt dứa phải bỏ hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt.

+ Rửa sạch dứa bằng nước muối trước khi ăn.

+ Người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu (chảy máu cam, sốt xuất huyết, vết thương lớn, phụ nữ băng huyết…) không nên ăn dứa.

Thuốc tham khảo:

Bromelain là enzyme chiết xuất từ quả dứa, có tác dụng chống viêm, giảm phù nề do bị thương hay sau phẫu thuật.

Thùy Linh

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]