Du lịch Đền Trần thăm lại kinh đô thứ hai nhà Trần

Đền Trần là nơi thờ các vua nhà Trần. Về với Đền Trần du khách sẽ được tìm hiểu thêm về văn hóa, lịch sử của nhà Trần.

15.5585
Vị trí: Thuộc thôn Tức Mặc, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định
Ðặc điểm: Đền Trần gồm 3 ngôi đền là đền Thiên Trường ,đền Cố Trạch  và đền Trùng Hoa. Trước đền là hệ thống cổng ngũ môn. Qua cổng là hồ nước hình chữ nhật. Phía sau hồ nước là khu đền Thiên Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch.

Theo lịch sử để lại, Đền Trần là nơi thờ các vua nhà Trần và các quan lại có công với nhà Trần. Đền Trần được xây dựng trên nền Thái miếu cũ của nhà Trần đã bị quân Minh phá hủy vào thế kỷ thứ 15. Đền gồm 3 công trình kiến trúc chính, là đền Thiên Trường (đền Thượng), đền Cố Trạch (đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Cả 3 đền đều có kiến trúc chung và quy mô ngang nhau. Mỗi đền gồm tòa tiền đường 5 gian, tòa trung đường 5 gian và tòa chính tẩm 3 gian. Nối tiền đường và trung đường là kinh đàn (thiêu hương) và 2 gian tả hữu vu...
 

Cổng vào khu di tích Đền Trần
| |
Đền Trần - điểm du lịch Nam Định cũng là một trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng lớn ở khu vực châu thổ sông Hồng. Hàng năm, tại đây diễn ra một số lễ hội, với nhiều hình thức sinh hoạt văn hoá dân gian đặc sắc, mang ý nghĩa ghi nhớ và tôn vinh thời đại nhà Trần thu hút nhiều du khách về du lịch ở Nam Định. Trong đó, có hai kỳ lễ hội quan trọng nhất là lễ Khai ấn đầu Xuân và lễ hội tháng Tám - kỷ niệm ngày mất của vị anh hùng dân tộc, Đức thánh Trần Hưng Đạo.

Du lịch Đền Trần từ lâu lắm đã là di tích lịch sử ở Nam Định đẹp thu hút khách du lịch từ khắp mọi nơi từ những du khách trong nước đến những du khách nước ngoài nhất là trong dịp lễ hội Đền Trần diễn ra từ 15 đến 20 tháng Giêng hàng năm. Thiên Trường không phải là Kinh đô nước Việt nhưng gắn với việc khai ấn là bởi trong kháng chiến chống Nguyên - Mông, Thăng Long thực hiện vườn không nhà trống, rút lui chiến lược thì nơi đây là căn cứ địa dễ tiến thoái như một "Thủ đô kháng chiến" theo cách gọi hiện đại để tận dụng địa thế và huy động sức người sức của cả một vùng trấn Sơn Nam, phủ Thiên Trường... Vậy nên danh sĩ Phạm Sư Mạnh mới gọi nơi đây là "Hùng thắng Đông kinh hộ ấn vàng..."
 

Lễ khai ấn Đền Trần vào đêm 14 tháng Giêng hàng năm

Di du lịch Đền Trần sau khi tham gia phần lễ khai ấn du khách được tham gia lễ hội với các sinh hoạt văn hoá khá phong phú và độc đáo như hội diễn võ của 3 thế hệ (ông, cha, con) tại sân đền Thiên Trường còn diễn ra cuộc đấu vật, múa rồng, múa sư tử…hội chọi gà, ném vòng cổ chai, chơi đu, chơi cờ thẻ… Ngoài lễ hội lớn tháng 8 âm lịch hàng năm đúng vào ngày kỵ Trần Hưng Đạo tại đền Cố Trạch còn có những ngày kỵ giỗ khác như ngày giỗ của thân Phụ Vương Mẫu, các con các lão tướng Trần Hưng Đạo.

Xem thêm:
                    


Khu di tích lịch sử văn hóa Đền Trần với nhiều di tích lớn nhỏ hàng năm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoai nước về đây bởi đây là mảnh đât địa linh nhân kiệt, kinh đô thứ hai của nhà Trần.
 
Dulichvietnam.com.vn
Sưu tầm
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]