Giỏi nhất nhưng không nổi tiếng nhất

Novak Djokovic- tay vợt số 1 thế giới theo xếp hạng của Hiệp hội Quần vợt nhà nghề (ATP)- từng cay đắng thốt lên: “Tôi là số 1 nhưng chỉ nổi tiếng thứ 3. Roger Federer, Rafael Nadal mới là 2 tay vợt nổi tiếng nhất thế giới”.

15.585

Ảnh minh họa

Con số không biết nói dối: Trên Facebook, Djokovic chỉ có 5,7 triệu like, còn Federer và Nadal lần lượt tới 14,9 triệu và 15 triệu like. Giỏi nhất về chuyên môn không phải bao giờ cũng nổi tiếng nhất về thương hiệu.

Trong thế giới kinh doanh cũng có nhiều chuyện “cay đắng” tương tự.

Mitsui là một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất Nhật Bản, đã gần 400 tuổi. Ngày nay, Mitsui kiếm được nhiều tiền hơn Coca Cola, hoạt động tại nhiều quốc gia bằng chuỗi Starbucks, trả lương cho nhân viên hậu hĩnh ngang ngửa Google... Ác nỗi, nhiều người ở bên ngoài Nhật Bản chưa từng biết đến cái tên Mitsui, trong khi đó, nói đến Nhật Bản, hầu hết chỉ biết đến những cái tên Honda, Toyota, Toshiba, Mitsubishi..., bởi một lẽ đơn giản: Rất khó để xác định được hình hài nổi bật của Mitsui, vì Mitsui đang điều hành nhiều doanh nghiệp khác nhau, từ sản xuất những bộ kimono bằng lụa cho tới ôtô, từ buôn bán dầu mỏ tới khai khoáng… Các nhà đầu tư không thể hiểu nổi “cái hộp đen” Mitsui đang chứa những bí ẩn gì. Và, ngay cả Mitsui nhiều khi cũng đau đầu với câu hỏi: “Tôi là ai?”…

Ở Việt Nam, trong lĩnh vực bán lẻ, công nghệ thông tin, xây dựng nhà cao tầng, khu đô thị mới hiện đại, … ai giỏi nhất và ai nổi tiếng nhất? Câu trả lời không khó.

Trong thế giới thương hiệu, để lý giải sự bất công giữa “tôi giỏi nhất” nhưng “anh ta nổi tiếng nhất”, có một quy luật: Thương hiệu số một phải có thuộc tính nổi bật mà nhờ đó người ta nhớ đến, nhắc đến và yêu mến. Ai đó dù là số một, nhưng sẽ thua về sự nổi tiếng vì không sở hữu được thuộc tính thương hiệu nổi bật.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]