Gợi ý chung vợ, kết hôn đồng giới gây tranh cãi

Một giáo sư kinh tế học đề xuất giải pháp một phụ nữ lấy nhiều đàn ông, hay nam giới lấy nhau trong bối cảnh dự kiến hơn 30 triệu đàn ông Trung Quốc sẽ ế vợ năm 2020.

15.6

Theo SCMP, Xishe Zuoi, giáo sư đại học Kinh tế tài chính Chiết Giang cho rằng đây là một giải pháp thiết thực để giải quyết hậu quả từ sự chênh lệch giới tính rất cao qua nhiều thập kỷ. Dự kiến năm 2020, sẽ có 30 triệu đàn ông Trung Quốc ế vợ.

Giáo sư Xie cho rằng nam kết hôn với nam là một giải pháp cho tình trạng nam giới ế vợ ở Trung Quốc. Ảnh minh họa: Mapsable

Trung Quốc vốn có truyền thống trọng nam khinh nữ, điều này càng được thể hiện rõ rệt hơn khi nhà nước áp dụng chính sách một con. Tỷ lệ sinh con trai so với con gái tăng đều đặn và đạt đỉnh vào năm 2009 trước khi giảm xuống còn 1,16  năm 2014. Tỷ lệ giới tính trung bình ở Trung Quốc dao động từ 1,02 đến 1,07 nam trên một nữ.

"Thực tế chúng ta có quá nhiều đàn ông so với phụ nữ. Những vấn đề xã hội nghiêm trọng như hiếp dâm và bạo lực sẽ xảy ra nếu đàn ông không tìm được vợ. Tuy nhiên chúng ta có thể thay đổi điều đó nếu cho họ có sự lựa chọn", Xie chia sẻ và cho rằng mình đang nhìn vấn đề từ quan điểm kinh tế.

Theo tương quan cung cầu, sự gia tăng đàn ông độc thân làm khan hiếm và nâng cao giá trị của phụ nữ. Đàn ông có thu nhập cao tìm được vợ dễ hơn vì họ có đủ khả năng tài chính chăm sóc gia đình. Đối với những người có nhu nhập thấp, chia sẻ vợ chung cùng người khác là một sự lựa chọn.

"Tôi không hề nói đùa. Bất kỳ ai nếu suy nghĩ hợp lý cũng sẽ có cùng kết luận. Chúng ta không tước đoạt quyền được lấy vợ của họ chỉ để tuân theo những giá trị đạo đức", Xie cho rằng việc này đã có ở những vùng nông thôn nghèo nơi anh em chia sẻ vợ với nhau. Bản thân ông đã 50 tuổi và kết hôn.

Một giải pháp khác có thể là cho những người phụ nữ ở các nước khác trong khu vực châu Á tới Trung Quốc kết hôn.

Ông thậm chí còn đề xuất Trung Quốc thay đổi luật pháp để một vợ một chồng không còn là hình thức hôn nhân hợp pháp duy nhất. Theo ông chia sẻ vợ chồng hoặc hôn nhân đồng tính cũng nên được cho phép.

Đề xuất của Xie gặp phải nhiều ý kiến trái chiều. Rất nhiều người đặt câu hỏi về tư cách đạo đức của ông, nhưng cũng không ít người lên tiếng ủng hộ.

Một người đồng ý với Xie cho rằng ở những vùng nông thôn nghèo tại quê hương của ông việc chia sẻ vợ và gánh nặng kinh tế gia đình là phổ biến trước năm 1949. Người khác lại cho rằng hôn nhân là một vấn đề riêng tư và phụ thuộc vào sự đồng thuận của các bên liên quan.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]