Gớm ghiếc những loài ký sinh siêu độc

Dù bé nhỏ nhưng những con ký sinh trùng này có thể gây nhiều nguy hại cho cơ thể vật chủ.

0

1. Khối u CTVT (khối u hoa liễu ở chó)

Đây là một khối u dạng mô bào có thể lây truyền giữa các con chó qua giao hợp. Khối u này ảnh hưởng chủ yếu ở bên ngoài cơ quan sinh dục của chó.

Mỗi tế bào của khối u hoa liễu ở chó đều là một dạng ký sinh trùng, khối u phát triển bằng cách mỗi tế bào trong đó hút lấy chất dinh dưỡng từ các vật chủ.

2. Lycaenid (bướm Nhật Bản)

Chúng thường đẻ trứng ở trong tổ ong hoặc tổ kiến, sau khi trứng nở thành ấu trùng, những con sâu bướm sẽ tiết ra loại hoocmon cho phép giao tiếp sinh học với các thành viên của loài mà chúng ở nhờ.

Sau đó chúng sẽ ăn các con non ở trong tổ cho đến khi trưởng thành.

3. Sinh vật đơn bào Trichomonas gallinae

Đây là một loại ký sinh trùng ở loài chim điển hình là chim bồ câu, chim sẻ. Chúng thường phát triển và gây ra tổn thương ở phía dưới mỏ chim sau đó sẽ đục khoét thành lỗ ở hàm dưới của vật chủ.

Những tổn thương này đã gây cản trở cho việc săn mồi và ăn thức ăn của các loài chim. Cuối cùng gây ra cái chết cho những con chim.

4. Hymenoepomecis argyraphaga (Ký sinh của ong bắp cày)

Loài ong bắp cày lựa chọn những con sâu bướm làm vật chủ để nuôi lớn những bào thai ong mới nở. Ong mẹ sẽ tiêm nhiễm trứng của mình vào trong người con sâu bướm và để chúng lớn lên tại đây.

Ấu trùng sẽ bắt đầu phá vỡ cơ thể của con sâu bướm cũng như khiến nó bị tê liệt.

Không chỉ có vậy, việc bị nhiễm virus từ những con ong sẽ khiến cho con sâu bướm tự trở mình trở thành một chiếc 'chăn' che chở và bảo vệ cho những con ấu trùng ký sinh.

5. Candiru - cá ma cà rồng

Đây là một loài cá da trơn ký sinh cực kỳ đáng sợ, chúng xuất hiện rất nhiều ở sông Amazon, chúng chỉ dài từ 4 - 5cm.

Những con cá Candiru này thường bất thần lao thẳng vào khe mang của những loài cá khác, cắn vào động mạch chủ của nạn nhân bằng những chiếc răng nhọn như kim, sau đó thản nhiên hút máu.

Không nhưng thế loài cá này còn có thể chui vào các bộ phận sinh dục của con người khi tắm ở nơi sinh sống của chúng.

Khi chui vào chúng sẽ bơi đến niệu đạo của nạn nhân qua đường nước tiểu sau đó chúng sẽ ở lì trong đó cắn, hút máu, gây ra những đau đớn khó tưởng tượng.

6. Ophiocordyceps unilateralis gọi là Nấm sát thủ hay Nấm điều khiển não kiến

Là một loài nấm sống ký sinh trên xác kiến trong rừng rậm nhiệt đới ở Brazil. Các con kiến bị nhiễm nấm sẽ không còn kiểm soát được hành động của chúng nữa.

Chúng kẹp chặt hàm vào một cái lá và chết ở đó. Tiếp đến nấm sẽ gặm nhấm dần mô của con kiến và phát triển ra ngoài thành một thân cây ngay trên đầu con vật.

7. Virus Herpes

Chúng thường gây ra những mảng mụn giộp trên da hoặc màng nhầy và rất hiếm có trường hợp chúng tấn công lên mắt của người.

Một khi đã lan tới giác mạc, virus Herpes sẽ tạo thành những 'sinh vật' trông giống như giun ký sinh và gây cảm giác đau

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]