Những nghề nghiệp tàn phá sức khỏe ghê gớm nhất

Nghề nghiệp cũng là yếu tố có tác động không hề nhỏ đến sức khỏe của bạn. Do đó, hãy xem thử những nghề nào có sức tàn phá ghê gớm nhất lên cơ thể nhé.

15.6038

Trang Dailymail vừa công bố danh sách 27 nghề nghiệp gây nguy hại cho sức khỏe nhất, bao gồm:

- Nha sĩ, bác sĩ phẫu thuật nha khoa, y tá nha khoa

- Tiếp viên hàng không

- Bác sĩ, y tá gây mê

- Bác sĩ thú y

- Thanh tra hải quan

- Kỹ thuật viên mô học

- Nhân viên vận hành nhà máy nước và hệ thống xử lý rác thải

- Kỹ sư lò hơi

- Trợ lý phẫu thuật y tế

- Khai thác dầu mỏ và khí đốt

- Phi công và ký sư chuyến bay

- Chế tạo thiết bị y tế

- Nhân viên kỹ thuật vận hành thiết bị hạt nhân

- Thu gom và tái chế phế liệu

- Bác sĩ chuyên khoa chân

- Vận hành khai thác máy

- Nhân viên cấp cứu

- Khai thác hóa chất

- Khai thác dầu, khí đốt, mỏ

Bác sĩ nha khoa đứng đầu danh sách các nghề gây hại cho sức khỏe nhất.

- Y tá chăm sóc đặc biệt

- Cơ điện lạnh

- Kỹ thuật viên hạt nhân

- Lắp đặt sửa chữa thang máy

- Ướp xác chết

- Chế tạo kim loại

- Bác sĩ chụp X-quang

Trong đó:

Bác sỹ nha khoa

Vì sao bác sĩ nha khoa được xếp đầu tiên trong số những công việc tàn phá sức khỏe gê gớm nhất?. Bởi trong quá trình chẩn đoán và điều trị các bệnh, dị tật về nướu, răng, lợi, vệ sinh răng miệng, bác sĩ nha khoa phải tiếp xúc với bệnh tật, nhiễm trùng, thời gian ngồi tại chỗ kéo dài, môi trường độc hại, nhiều hóa chất nhất.

Bác sỹ thú y

Đứng thứ hai sau bác sĩ nha khoa là bác sĩ thú ý. Hệ thống cơ thể người và động vật là hoàn toàn khác nhau. Do đó, khi chẩn đoán, điều trị các bệnh lý, chấn thương của động vật, bác sĩ thú y là người phơi nhiễm nhiều với bệnh tật, nhiễm trùng, tai nạn từ những cá thể này. Nếu không may bị lây bệnh từ động vật, việc chữa bệnh ở người là rất khó và nguy cơ tử vong là không hề nhỏ.

Bác sỹ chuyên khoa chân

Nghề nghiệp có sức ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tiếp theo là bác sĩ chuyên khoa chân. Đây là đối tượng thường xuyên tiếp xúc với các loại bệnh, nhiễm trùng và ở chân để chẩn đoán và điều trị bệnh. Ngoài ra, việc chụp x-quang cho bệnh nhân để chẩn đoán dị tật ở chân cũng vô tình khiến bác sĩ chuyên khoa chân phải tiếp xúc với các bức xạ nguy hiểm.


Nhân viên ướp xác

Nhân viên ước xác là một nghề không hề lành mạnh bởi họ phải  tiếp xúc với các hóa chất  vô cùng độc hại và có nguy cơ nhiễm trùng từ xác chết.

Thợ sửa thang máy
Trong quá trình lắp đặt, sửa chữa thang máy, nhưng người thợ này có nguy cơ bị thương cao cũng như tiếp xúc với chất gây ô nhiễm, khí độc, bụi và mùi hôi.

Phi công, kỹ sư chuyến bay

Công việc này đòi hỏi người làm việc phải ngồi trong thời gian dài, đồng thời tiếp xúc với nhiều bức xạ và chất gây ô nhiễm để điều hướng, quản lí chuyến bay, xử lí các sự cố kỹ thuật hàng không.


Trợ lý, nhân viên y tế và phẫu thuật

Đối tượng làm công việc này phải hỗ trợ phẫu thuật dưới sự giám sát của bác sĩ và y tá, thực hiện các xét nghiệm y tế. Do đó, việc tiếp xúc với bệnh tật, môi trường làm việc độc hại, các chất hóa học, ô nhiễm là không thể tránh khỏi.

Kỹ sư vận hành nồi hơi
Vì các kỹ sư vận hành nồi hơi phải điều khiển và vận hành nồi hơi và một số máy móc cơ khí khác nên nguy cơ tiếp xúc với chất gây ô nhiễm, môi trường độc hại và gặp tai nạn bỏng là rất cao.

Kỹ thuật viên mô học
Do phải chuẩn bị và kiểm tra các mô tế bào dưới kính hiển vi nhằm chẩn đoán bệnh lý nên kỹ thuật viên mô học cũng nằm trong danh sách các bệnh gây nguy hại cho sức khỏe vì phải tiếp xúc với chất độc hại, bệnh tật, nhiễm trùng ở cấp độ tế bào.

Nhật Mỹ (t/h)


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]