Hoa quả cho thai phụ: tốt và xấu

Trái cây rất tốt cho sức khoẻ, đó là điều ai cũng biết. Tuy nhiên, không phải cứ tốt là có thể ăn bao nhiêu cũng được.

15.5934
Trái cây là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin và các khoáng chất cần thiết giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho thai phụ và sự phát triển toàn diện của thai nhi.

Chẳng hạn như ma-giê giúp giảm chứng chuột rút ở thai phụ. Selenium giúp ngăn chặn dị tật thai nhi do bất thường trong nhiễm sắc thể. Kẽm giúp giảm nguy cơ sẩy thai, sinh khó và thai lưu. Ka-li có tác dụng ổn định chức năng tim mạch, chống cao huyết áp, rất tốt cho các thai phụ mắc chứng huyết áp cao, Vitamin C tăng cường sức kết dính của thành vách vi mạch, hạn chế tình trạng xuất huyết ở thai phụ…

Tuy nhiên, tỷ lệ các vitamin và khoáng chất trong trái cây chưa đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho thai phụ, bạn nên thêm các loại củ, quả, thịt, cá, trứng, sữa…

Bên cạnh đó, thai phụ cũng cần chú ý không phải loại quả nào tốt cho sức khoẻ cũng phù hợp với bạn.
 
 
  • 1
    Sầu riêng



    Lợi: Thành phần dinh dưỡng đáng chú ý nhất của loại quả này là vitamin C (chiếm 32%), folate (9%) và ma-gie (8%) (trong 100g). Có thể nói, đây là một loại quả rất tốt cho thai phụ.

    Hại: Sầu riêng rất giàu năng lượng, mỗi 100g cung cấp đến 147kcal. Do đó, loại quả này không tốt cho những thai phụ trong nhóm nguy cơ thừa cân, bị cao huyết áp hoặc tiểu đường vì có thể làm bệnh diễn tiến xấu hơn.
  • 2
    Xoài

    Lợi: Giàu ka-li (155mg/100g xoài) và can-xi (10mg/100g xoài), xoài rất tốt cho các thai phụ có nguy cơ thiếu sắt. Ngoài ra, xoài còn rất giàu vitamin C (27,7mg/100g xoài), chứa nhiều phenol (chất có chức năng chống ô-xy hoá) và selenium giúp cơ thể chống lại bệnh tim mạch. Vị chua của xoài xanh khiến nó là món ăn vặt hữu hiệu giúp xoa dịu những cơn nôn ói của thai phụ.

    Hại: Ăn quá nhiều xoài xanh có thể làm tăng lượng a-xit trong bao tử, gây cảm giác khó chịu như xót ruột, đầy bụng. Thai phụ chỉ nên ăn xoài khi no.
     
  • 3
    Đu đủ

    Lợi: Đu đủ chín có hàm lượng chất xơ cao, giàu vitamin A, E, C, folate và các chất tốt cho thị giác như lutein và lycopene.

    Hại: Nếu thai phụ đã được uống viên bổ sung vitamin A có hàm lượng 10.000UI/ngày, cần hạn chế ăn các loại thực phẩm giàu vitamin A như đu đủ, cà rốt. Cơ thể hấp thụ quá nhiều vitamin A có thể gây nguy cơ sẩy thai, dị tật thai nhi.

    Theo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng đu đủ rất tốt cho những người bị táo bón, đặc biệt là trong thai kỳ, nên họ thường được khuyên ăn nhiều đu đủ để giúp tiêu hoá và đi ngoài tốt hơn.
     

    Tuy nhiên, có quan niệm cho rằng ăn đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh, trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể gây nguy cơ sẩy thai đó là do trong đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh, có chứa nhiều chất nhựa kích thích co bóp tử cung và gây nguy cơ sẩy thai. Do đó, thai phụ chỉ nên ăn quả chín, không ăn đu đủ xanh, nhất là trong ba tháng đầu của thai kỳ, giai đoạn nhạy cảm. Tốt nhất, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để biết có nên ăn hay không.
  • 4
    Dưa hấu

    Lợi: Dưa hấu có 91% là nước, giàu chất chống ô-xy hoá, vitamin A, C, ka-li, magiê. Loại quả này cũng giúp thai phụ chống lại tình trạng mất nước, giúp xoa dịu những cơn ợ nóng, buồn nôn.

    Hại: Ăn quá nhiều dưa hấu gây đầy bụng, no hơi. Ngoài ra, do dưa hấu có hàm lượng đường cao, thai phụ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng cân nhanh không nên ăn nhiều dưa hấu.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]