Không chỉ thừa cân, stress cũng gây tiểu đường?

Các nghiên cứu ngày càng cho rằng nó cũng có thể liên quan đến bệnh tiểu đường tuýp 2, bất kể là lối sống của bạn lành mạnh ra sao.

0

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Y học tâm thần hồi tháng 9 phát hiện ra rằng những người chịu sức ép quá nhiều từ công việc có đến 45% phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 so với những người chỉ chịu ít sức ép. Kết quả dựa trên nghiên cứu kéo dài 13 năm trên 5.000 đàn ông và phụ nữ.

Tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi cơ thể không sản xuất đủ insulin và trở nên ít nhạy cảm với các tác dụng của nó. Insulin hoạt động như một chìa khoá cho phép đường đi vào tế bào và nếu như ai đó thừa cân, chìa khoá ấy sẽ kém hiệu quả.

Một lý thuyết cho rằng hormon cortisol từ stress cũng có thể làm thay đổi sự nhạy cảm của cơ thể đối với insulin.

“Stress làm tăng cortisol, một hormon steroid, và đôi khi bác sĩ cho các cá nhân uống steroid (thuốc giống như cortisol) liều cao, điều này gây trở ngại cho hoạt động của insulin,” Naveed Sattar, giáo sư y học tại Đại học Glasgow, nói.

“Thành ra khi chúng ta ghi điểm nguy cơ để xem ai đó phát triển tiểu đường tuýp 2 như thế nào, chúng ta hỏi họ xem có dùng steroid, vì điều này làm tăng nguy cơ của họ.”

Trong khi GS Sattar không tin rằng điều đó có nghĩa là stress tự thân nó là nguyên nhân trực tiếp gây ra tiểu đường, nhiều chuyên gia lại tin vào điều đó.

GS Andrew Steptoe, một nhà tâm lý và dịch tể học từ đại học College London, cho biết nghiên cứu của ông chứng mình rằng người mắc tiểu đường tuýp 2 phản ứng với stress khác nhau – nhưng dù là nó gây ra tiểu đường cho họ hay đó là hậu quả của tiểu đường, điều đó chưa rõ.

Trong một nghiên cứu trên 420 người lớn, nhóm của ông thấy rằng những người mắc tuýp 2 mất nhiều thời gian để hồi phục hơn sau một sự cố căng thẳng. Các kết quả được đăng trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm khoa học quốc gia.

“Mọi người đều phản ứng với stres với nhịp tim tăng, huyết áp tăng và việc tiết ra các hormon stress cũng tăng,” GS Steptoe nói.

Nhưng có một sự khác biệt về độ dài của phản ứng nói trên giữa những người lành mạnh tham gia và những người mắc tuýp 2 - “90 phút sau một trải nghiệm stress họ vẫn chưa trở lại các mức bình thường, không giống như những người lành mạnh tham gia (thí nghiệm).

Ngoài ra, GS Steptoe còn phát hiện tiểu đường tuýp 2 có mức cortisol cao hơn.

“Có thể là họ bị phơi nhiễm với stress nhiều hơn, hoặc là họ đang trong một tình trạng kích hoạt mức cao của phản ứng stres.”

Sắp tới ông có kế hoạch theo dõi những người khoẻ mạnh trong nghiên cứu – những người cũng cho thấy một phản ứng kéo dài với stress, để xem họ có phát triển tuýp 2 không.

GS Steptoe cho rằng nghiên cứu thêm là cần thiết, nhưng theo ông, chúng ta cần phải suy nghĩ lại yếu tố nguy cơ đối với tiểu đường tuýp 2, trong đó có stress.

Theo Khởi Thức - Thế giới Tiếp thị/ Nông thôn ngày nay
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]