Kinh nghiệm giúp bạn không cưới 'nhầm' người

Ai cũng mong muốn có được một gia đình hạnh phúc, viên mãn. Nhưng người mà bạn lựa chọn liệu đã phù hợp, sau đây là những điều bạn cần suy nghĩ kỹ trước khi trao nhẫn cho người ấy.

15.5996
  • 1

    Chia sẻ những buồn vui với người ấy, bạn có cảm giác an toàn?

    Đây là vấn đề có liên hệ tới lòng tin của bạn vào "đối phương". Cảm giác an toàn chính là nói tới việc bạn cảm thấy thế nào khi chia sẻ như niềm vui, nỗi buồn cùng suy nghĩ của bản thân. Cơ sở của tất cả các mối quan hệ trong xã hội chính là sự tin tưởng, và tình yêu cũng không ngoại lệ. Nếu bạn không có cảm giác an toàn với chính người mà mình định kết hôn thì chắc hẳn đó không bao giờ là một cuộc hôn nhân hạnh phúc.

  • 2

    "Đối phương" có phải người bạn ngưỡng mộ, trân trọng không?

    Người bạn đang có ý định kết hôn phải là người khiến bạn cảm thấy khâm phục ở một điểm nào đó. Bạn không nhất thiết phải quan tâm tới việc "đối phương" có điều gì phi thường hay nổi trội, cái quan trọng chính là ở anh ấy hoặc cô ấy, bạn có cảm nhận được điều gì khiến bạn thầm ngưỡng mộ không? Có khi đơn giản chỉ là đối phương có một trái tim nhân hậu, một tấm lòng cởi mở...

  • 3

    Anh/cô ấy đối xử với người khác thế nào?

    Cách nhanh nhất để biết rõ tính cách của "đối phương" chính là bạn hãy để ý cách họ đối xử với những người xung quanh. Bạn hãy để ý xem người mình định kết hôn ứng xử như thế nào với các mối quan hệ trong xã hội. Ngoài ra, hãy xem người ấy đối xử thế nào với cha mẹ và anh em trong nhà. Bởi một người biết yêu thương gia đình sẽ là người biết chăm lo cho gia đình của chính bản thân mình.

  • 4

    Bạn có ý định thay đổi người ấy?

    Có rất nhiều người mắc phải một sai lầm sau khi kết hôn, đó chính là họ luôn muốn thay đổi người bạn đời của mình. Sự cố gắng đó thực chất sẽ có thể khiến cho khoảng cách của hai người ngày càng xa hơn. Nếu bạn không thể chấp nhận được con người với những tính cách hiện tại của "đối phương" thì hãy suy nghĩ lại vấn đề kết hôn, bởi hôn nhân là chuyện đại sự.

  • 5

    Bạn có cho rằng hôn nhân phải là 50/50?

    Bạn cho rằng trong cuộc sống hôn nhân, bạn góp sức vào một nửa, chồng bạn góp sức vào một nửa, thế là ổn? Điều đó là sai lầm. Không phải lúc nào cũng cân bằng như thế. Thực tế sẽ có những khi bạn “cho đi” đến 90% và chẳng nhận lại được tới 10%.

    Hãy nhớ rằng bạn tự nguyện gắn bó cả cuộc đời với vợ hay chồng mình, vì thế có lúc bạn sẽ “cho” hay “nhận” nhiều hơn người ấy.

    Nếu bạn luôn nghĩ về điều này và xét nét xem ai làm nhiều hơn ai, bạn sẽ ôm cảm giác buồn tủi cho thân phận mình vì thế cuộc hôn nhân cũng sẽ khó tốt đẹp.

  • 6

    Nơi ở

    Cả hai nên thảo luận với nhau về nơi ở sau khi làm đám cưới. Điều này là khá quan trọng nếu bạn là con một và gia đình không muốn xa con, còn chàng thì lại sợ mang tiếng ở rể.

  • 7

    Quỹ gia đình

    Khi hai bạn đã có dự định về sống với nhau thì thường “giang sơn” từ nay sẽ quy về một mối. Vậy bạn có lường đến những bất tiện của việc này không? Uống cà phê với bạn bè cũng báo cáo, tặng quà cho cô bạn thân cũng mệt đầu giải trình... Hay bạn chọn giải pháp tài khoản ai người nấy giữ, chỉ trích ra một ít góp chung? Tuy vậy, hai người vẫn nên nghĩ đến một quỹ dành chung cho gia đình những khi trái gió trở trời.

  • 8

    Dự định sinh con

    Con cái bao giờ cũng là niềm vui được chờ đón nhiều nhất đối với bất kỳ đôi vợ chồng son nào. Nhưng các bạn cũng nên thận trọng trong việc lập kế hoạch cho việc có con. Hai người đừng để vì có con mà vợ chồng đâm ra cãi cọ thường xuyên, chỉ vì kinh tế bị co nhiều lại. Ngoài ra, hai người cũng nên bàn bạc để đi đến đồng lòng, thống nhất với nhau về cách giáo dục trẻ trước khi là vợ chồng.

  • 9

    Mối quan hệ với hai bên gia đình

    Có thể bạn thích thường xuyên thủ thỉ với mẹ trong khi người ấy lại chỉ muốn thăm gia đình vào những dịp lễ đặc biệt. Hai bạn cũng cần lưu tâm đến vấn đề này và trao đổi trước với nhau về vai trò của gia đình hai bên đối với cuộc sống mới tạo lập của mình.

  • 10

    Công việc và gia đình

    Bạn có thói quen làm việc đến kiệt sức trong khi người bạn đời muốn bạn dành cho gia đình nhiều thời gian hơn, thế là “có chuyện”. Bạn thích thăng tiến, đồng nghĩa với phải hy sinh nhiều phần còn lại của cuộc sống nhưng người kia chỉ muốn cuộc sống yên bình, không nhiều sóng gió, thế là cãi vã, khóc lóc, hờn tủi.

  • 11

    Các mối quan hệ xã hội

    Bạn đừng quên, đối với mỗi người, các mối quan hệ ngoài vợ, chồng là cần phải có, không thể nhân danh quyền gì để tước đoạt cả.

    Vì vậy, cũng như với vấn đề cân bằng việc làm và cuộc sống gia đình, việc tiếp tục duy trì quan hệ với bên ngoài xã hội là điều cần được đưa ra thảo luận song song. Điều này sẽ giúp các bạn cần tránh đi những oán thán về cảnh "chim lồng, cá chậu" để rồi tình cảm dễ bị xao động trước “cái lạ” bên ngoài.

  • 12

    Chia sẻ về tình dục

    Tình dục là vấn đề nhạy cảm khi bàn luận công khai, nhưng nếu các bạn đã quyết định về sống chung thì còn gì phải mắc cỡ khi nói về điều này. Các bạn nên trao đổi cởi mở với nhau về nhu cầu tế nhị này của bản thân. Thực tế mối quan hệ vợ chồng có thành công và hạnh phúc hay không không chỉ là sự hòa hợp về mặt tình cảm mà còn cả về mặt tình dục.

  • 13

    Tổ chức hôn lễ thế nào

    Đám cưới là một ngày trọng đại nên nhiều người muốn tổ chức thật vẻ vang, hoành tráng, trong khi “đối phương” lại muốn thật đơn giản ấm cúng. Vì vậy, bàn bạc để đi đến thống nhất về vấn đề này cũng là điều rất quan trọng. Khi đã có được quyết định cuối cùng hãy bắt tay vào việc lên kế hoạch chi tiết nhé.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]