Kỹ năng mẹ giúp con lớn khôn bằng... nước

GiadinhNet - Ngay khi trẻ có thể ngồi được, bạn hãy đặt bé ở bên bãi biển hoặc trong vườn, trước một chậu nước. Tất nhiên bạn phải đứng cạnh bé. Phản ứng đầu tiên của bé là nhúng bàn tay nhỏ xíu của mình vào nước. ở cái tuổi mà bé có hình ảnh lờ mờ về mình, những cảm giác này sẽ cho bé ý thức... từ ngón tay mình

0

Để phát triển xúc giác

Khi bé đã đứng vững, bé thấy vòi nước máy chảy ra... Nước chảy, không có màu sắc, mùi vị tạo ra một thứ âm nhạc và chỉ để lại trên da những giọt nước nhỏ. Những đặc tính này làm bé thấy lạ lùng và kích thích trí tưởng tượng của bé. Bé thử dùng ngón cái và ngón trỏ bắt lấy sợi nước ấy, điều ấy giúp bé phát triển xúc giác tinh tế và chính xác hơn.
 
 
Phối hợp các động tác
 
Sau một năm tuổi, con bạn thích một trò chơi mới: đổ chai nước này sang một chai khác. Nếu ngay lúc đầu bé thường hay đổ ra ngoài chai, dần dần bé sẽ học được cách được cách phối hợp các động tác của mình. Bé cảm thấy khi ấy một cảm giác về sức mạnh được tăng lên. Nhưng bé cũng có thể làm nước thôi chảy, giữ nước lại và làm nước chảy tiếp. Đấy cũng là những cử chỉ sẽ giúp bé biết tè vào bô.
 
 
Làm chủ tình huống
 
Một trò chơi nước khác làm bé thích thú lại cũng huấn luyện cho bé cách làm chủ hơi thở: tiếng "ồng ộc". Bạn hãy dạy bé đảo lưỡi và môi trong cốc nước: bằng cách đó bé sẽ thực hiện một loạt những tiếng động kỳ lạ làm cho bé rất thích! Dạy bé biết cách cho nước lăn trong miệng trước khi nhổ ra và thở. Điều đó sẽ cho phép bé tránh nuốt thuốc đánh răng khi bé bắt đầu tự đánh răng lấy.
 

Tiếng vỗ nước chống stress

Nếu một đứa trẻ bị căng thẳng thần kinh, cứ cho bé nghịch nước. Tiếng vỗ nước và tiếng nước chảy làm dịu ngay sự căng thẳng, kích thích trí tưởng tượng của bé: thường thường khi chơi với nước, trẻ nhỏ tự kể lại chuyện trong đầu hoặc thành tiếng. Điều đó giúp cho đứa bé quên đi những căng thẳng.
 
Mai Anh 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]