Khi có biểu hiện choáng váng, hoa mắt,… người bệnh cần nằm
nghỉ ngay (nằm đầu thấp), tránh ngồi dậy hoặc thay đổi tư thế đột ngột.
Hãy cho người bệnh uống 2
cốc nước tương đương 480ml vì uống nước giúp điều tiết huyết áp. Hoặc có thể cho người bệnh uống
trà gừng, nước sâm, cà phê, nước chè đặc, ăn thức ăn đậm muối, bột tam thất, rau cần tây, nước
nho…
Uống nhiều nước khi bị tụt huyết áp.
Nếu không thấy đỡ hơn thì cần đến cơ sở y tế để các bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh. Vì khi
bệnh nhân bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp
điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và ôxy cho các cơ quan như não, tim, thận, gây tổn thương các
cơ quan này, có thể dẫn đến tình trạng đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy thận, tai biến mạch máu
não,… nguy hiểm đến tính mạng.
Để phòng huyết áp thấp người bệnh cần tuân thủ chế độ sinh hoạt và ăn uống như sau:
Ăn uống đầy đủ, đảm bảo các chất dinh dưỡng.
Uống nhiều nước, hạn chế uống rượu, bia và các chất
kích thích, ăn nhiều rau quả, thịt nạc, ăn nhiều bữa trong ngày, hạn chế bột và đường, ăn mặn hơn
người bình thường (khoảng 10-15g muối/ngày).
Không bỏ bữa vì nhịn đói sẽ gây tụt huyết áp do hạ
đường huyết. Nên dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, tránh làm việc căng thẳng. Tập thể
dục thường xuyên, vừa sức như đi bộ, thể dục dưỡng sinh,…
Một người đựơc coi là huyết áp bình thường nếu như huyết áp đo được ở mức khoảng 120/80
mmHg. Thông thường huyết áp có thể dao động giữa 110 - 120 (tâm thất) và 70 - 80 (tâm thu). Người
bị coi là huyết áp thấp nếu như huyết áp dưới mức 65 (tâm thu).
Có hai loại: Huyết áp thấp tiên phát (do thể trạng) và huyết áp thấp thứ phát (do các bệnh
lý khác). Những người huyết áp thấp thường có biểu hiện: mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, vã
mồ hôi, chân tay lạnh, giảm tập trung trí lực, dễ nổi cáu, khi thay đổi tư thế có thể choáng váng,
thoáng ngất hoặc ngất,…
|
Theo BS Vũ Minh - Sức khỏe và Đời sống