Làm sao khi con ẩu đả?

Cha mẹ cần có những phản ứng khác nhau đối với những mức độ xung đột khác nhau giữa các con. Khi trẻ bất đồng và tranh cãi với nhau, đó là lúc chúng đang học được những kỹ năng quan trọng có thể giúp ích cho cuộc sống. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần đặt những giới hạn căn bản. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.6004
  • 1

    Bất đồng thông thường.

    - Làm ngơ. Nghĩ về điều thú vị gì khác.

    - Tự nhủ với bản thân rằng đây là một cơ hội để trẻ học được kinh nghiệm quan trọng về cách giải quyết xung đột.

  • 2

    Tình huống bắt đầu căng thẳng. Có thể cần sự can thiệp của người lớn.

    - Thừa nhận sự tức giận của trẻ: “Hình như hai con đang bực mình với nhau!”.

    - Xác lập quan điểm của mỗi bên: “Ồ, Mai. Con muốn giữ chú mèo này vì nó vừa mới leo lên tay con hả? Còn Hùng, con nghĩ là đã đến lượt con chơi với chú mèo phải không?”.

    - Mô tả vấn đề với tinh thần tôn trọng: “Chà, điều này thật sự khó đây. Chỉ có một chú mèo mà có đến hai đứa trẻ”.

    - Thể hiện là mình tin vào khả năng giải quyết của trẻ: “Ba/mẹ biết là hai con có thể giải quyết chuyện này sao cho công bằng nhất – và làm sao ổn cho cả chú mèo này nữa”.

  • 3

    Tình huống có thể nguy hiểm.

    - Dò hỏi: Đây là đánh nhau chơi hay thật vậy?

    - Đưa ra quy luật trong gia đình: Đánh nhau chơi thì được còn đánh nhau thật thì không được. Phải dừng ngay lại, nếu điều này không phải là trò đùa của hai trẻ.

  • 4

    Tình huống hoàn toàn nguy hiểm. Cần có sự can thiệp của người lớn.

    - Mô tả lại những gì cha mẹ thấy: “Ba/Mẹ thấy hai con rất giận dữ với nhau và sắp làm hại nhau”.

    - Tách bọn trẻ ra: “Bây giờ chơi với nhau không còn an toàn nữa. Hai con cần bình tĩnh lại. Mỗi người đi vào phòng của mình ngay!”.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]