Làm sao khi trẻ ghen tị khi bạn có thêm em bé?

Ganh tỵ là một trạng thái tình cảm hết sức tự nhiên và bình thường ở trẻ nhỏ, khi lần đầu tiên trong nhà có thêm em bé. Bởi vì, đứa con đầu thường có suy nghĩ rằng: cha mẹ là của riêng mình, vì nó không có “đối thủ” cạnh tranh hay chia sẻ tình yêu và sự chăm sóc của cha mẹ. a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.6098
  • 1

    Chuẩn bị tinh thần cho trẻ:

    Nên nói chuyện với trẻ về em bé sắp chào đời để trẻ biết về sự hiện diện của em bé. Không nên để đến phút cuối mới cho trẻ biết là nhà mình sắp có thêm một thành viên mới.

    Cho trẻ biết điều này bất cứ khi nào bạn thấy thích hợp và thỉnh thoảng cho trẻ đặt tay lên bụng để xem em bé cử động.

  • 2

    Duy trì nề nếp sinh hoạt:

    Cố không làm cho cuộc sống của trẻ thay đổi nhiều khi có em bé. Hãy rèn luyện nề nếp đi vệ sinh và cho trẻ đi nhà trẻ trước khi sinh em bé.

  • 3

    Sinh em bé trong bệnh viện:

    Nếu trẻ đã đủ lớn để hiểu biết, hãy giải thích với trẻ rằng, bạn sắp vào bệnh viện để sinh em bé và sẽ trở về với trẻ khi em bé chào đời.

  • 4

    Đi thăm em bé:

    Hãy cho trẻ vào bệnh viện thăm bạn và chuẩn bị sẵn một gói quà để trẻ tặng em bé. Không nên dành mọi sự âu yếm cho em bé mà quên đi sự hiện diện của trẻ. Nhắc người thân, bạn bè quan tâm đến trẻ trước, rồi sau đó mới đến em bé… Nếu mọi người khen em bé dễ thương, bạn cũng khen ngợi trẻ tương tự như vậy với trẻ, để trẻ thấy được mối liên hệ giữa mình và em bé, cũng như thấy mình không bị cha mẹ lãng quên.

  • 5

    Quan tâm và dành thời gian cho trẻ:

    Cố gắng không để em bé chiếm hết thời gian của bạn. Hãy dành thời gian âu yếm, quan tâm đến trẻ. Cố gắng duy trì thói quen vui chơi, hay đọc truyện cho trẻ nghe như trước đây.

  • 6

    Cho trẻ tham gia chăm sóc em bé:

    Hãy nhờ trẻ trông chừng em bé giúp bạn, hoặc tạo điều kiện cho trẻ vui chơi với em. Khuyến khích trẻ giúp đỡ hay hát cho em bé nghe.

  • 7

     Chấp nhận thái độ ganh tỵ hoặc hành vi thoái lui của trẻ: 

    Hãy chấp nhận những kiểu ứng xử như em bé của trẻ, nhưng luôn khẳng định rằng trẻ đã lớn, thông minh và ngoan hơn em bé nhiều như: biết cách cư xử, mặc quần áo và biết ca hát… Nói với trẻ rằng, em bé hay khóc và cứ đòi ăn y như trẻ lúc mới sinh vậy. Lớn lên, bé chắc sẽ ít khóc và ngoan như trẻ bây giờ.

  • 8

    Sẵn sàng đón nhận thái độ phá bĩnh:

    Lúc đầu có thể trẻ sẽ rất háo hức đón nhận em bé, nhưng vài tuần sau trẻ có thể nghĩ rằng: em bé đang giành lấy mẹ của mình và bắt đầu trở chứng quấy nhiễu. Bạn cần phải kiên nhẫn và thấu hiểu tâm lý trẻ. Hãy bảo trẻ rằng, trẻ đang có được nhiều điều hơn hẳn em bé, vì trẻ đã biết cách giúp đỡ mẹ, đồng thời đang cố chăm sóc cho em bé lớn thật nhanh để cùng chơi với trẻ.

  • 9

    Đừng để trẻ trút nỗi giận lên em bé:

    Có khi tình yêu thương chuyển thành nỗi giận hờn, khiến trẻ có thể làm em bé đau. Giải thích cho trẻ hiểu rằng, không được làm đau em bé và cũng đừng quá chăm lo cho em bé mà ngăn cấm khi trẻ đến gần em. Nên khích lệ trẻ nói chuyện và hát cho em bé nghe, mỗi khi em bé mỉm cười, hãy nói rằng: em bé cười là để cảm ơn con đấy!

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]