Làm sao phân biệt bài Yu-Gi Oh! thật và giả?

Những bước cơ bản để giúp người chơi phân biệt giữa những lá bài TCG Yu-Gi Oh! thật và giả mạo.

15.5864

Cách đây chưa lâu, GameK đã giới thiệu tới các bạn độc giả về (Vietnam Yugioh Development Projects). Mục tiêu của dự án này rất đơn giản: Thay vì tạo ra một game thẻ tướng dành riêng cho người Việt, như những phiên bản game PC từng thu hút bao thế hệ game thủ, dự án VYDP có tham vọng biến Việt Nam trở thành một thị trường thực sự của Yu-Gi-Oh!, với cộng đồng người chơi bài ma thuật sử dụng hàng thật thay vì hàng giả.

Thế nhưng, ở thị trường Việt Nam, giữa tràn lan những lá bài rởm đến từ Trung Quốc, game thủ Việt vẫn rất khó khăn. Trong bài viết ngày hôm nay, GameK sẽ tổng hợp một vài bước phân biệt thật giả của Yu-Gi Oh! Trading card game. Bài viết sử dụng tư liệu được tổng hợp từ blog Mahadoyugi.

Giá tiền của card thật và fake khác nhau ra sao?

Nếu các bạn đã tranh thủ vào các trang bán bài nước ngoài mình để cập ở mục I, bạn có thể dễ dàng thấy bài Real không hề rẻ. Giá tiền của một lá bài nhỏ nhất thường là 5,000 VND (chưa kể phí ship các kiểu có thể lên đến 5-10%), và đắt nhất thì tính theo mức "chục, trăm Đô".

Vậy nên, khi bạn thấy ai đó giao bán bài trên mạng với giá 50,000 VNĐ ... một thùng, bạn có thể đoán chắc chắn đó là bài Fake (trừ trường hợp người đó không biết rõ giá trị của bài Real hoặc muốn bán để quit game)

Vậy giá tiền bài Fake khoảng bao nhiêu? Câu trả lời cho vấn đề này thật sự rất khó vì bài Fake được bày bán theo bộ, theo hộp ngoài cổng trường. Ngoài ra, việc không có một thị trường chính thức nên chúng ta càng khó định giá hơn.

Tuy nhiên, theo ý kiến chủ quan của tác giả, 1 lá bài Fake chỉ nên có giá đắt nhất là 2,000 VND và hiếm hoi lắm có giá 5,000, 6,000 VND. Việc ra giá phụ thuộc vào cả người bán và người mua, "thuận mua vừa bán", nhưng người bán cũng không nên ép giá quá cao - ví dụ như một lá bài Fake có giá trị gần 100,000 VND thì thật sự rất đáng trách!

Làm sao để phân biệt fake và thật?

Dựa vào tên lá bài, hình ảnh, số serial và tem chống hàng giả ở góc dưới bên phải lá bài, một người chơi Yu-Gi Oh! Trading Card Game (TCG) sẽ có thể phân biệt giữa lá bài thật và giả.

Tên lá bài

Điều đầu tiên chúng ta cần "liếc mắt" qua là tên của lá bài. Nếu lá bài có tên không giống như trên Yugioh Card Database (click vào đường link để tra cứu) tức là lá bài đó Fake. Có rất nhiều lý do bài Fake ghi tên sai:

- Card đó chưa ra mắt bản TCG nên việc dịch tên từ tiếng Nhật sang tiếng Anh chưa chính xác.

- Do lỗi in ấn. Điều này thường rất hiếm xảy ra ở bài Real.

Khung chữ

Khung Text là nơi effect hay và các thông tin về lá bài đó được in (như hình vẽ). Nếu các bạn để ý kĩ, tất cả những lá bài Real đều có Text viết trên phông chữ đẹp, rất rõ ràng và hiếm khi bị sai chính tả, thiếu chữ...

Ngược lại, đa phần card Fake sẽ rơi vào các trường hợp sau đây:

- Effect đọc không hiểu gì cả! (chủ yếu là do việc Trung Quốc dùng Google Translate hoặc các phần mềm dịch tương tự nên khi dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Anh sẽ bị tình trạng word-by-word).

- Phông chữ không giống như bài Real (chữ in nghiêng, in mờ, chữ quá đậm ...).

- Sai chính tả, thiếu chữ.

Tuy nhiên, có những lá bài Fake in rất chuẩn và đẹp và nếu chỉ xét các mục trên đây nên chúng ta khó có thể phân biệt được. Các công cụ khác sẽ được giới thiệu ở các mục dưới đây.

Mã Set quân bài

Mục này có vẻ khá phức tạp với các bạn, đặc biệt là những người mới chơi, nhưng lại là một trong các mục QUAN TRỌNG nhất, chiếm tới 30,40% khác biệt giữa bài Fake và Real. Mã Set thể hiện lá bài đó được in trong set nào.

Trong trường hợp của lá bài Constellar Kaus này, mã Set là HA07 - EN045. Điều này có nghĩa rằng:

- Constellar Kaus được in ở set Hidden Arsenal 07 (có mã viết tắt là HA07)

- Ngôn ngữ bằng Tiếng Anh (EN)

- Có số thứ tự trong set là 045

Bài Fake khác bài Real ở điểm này nhất. Thường những lá bài Fake sẽ ghi một mã Set nào tự "bịa ra", hoặc thay vì ghi là EN lại ghi là JP (Japan). Vậy làm thế nào để chúng ta biết được Mã Set có phải "bịa" hay không?

Nếu các bạn đang ở trang Database, hãy gõ tên của lá bài đó vào. Ví dụ mình gõ "Bubbleman" và chọn Elemental HERO Bubbleman. Ta sẽ thấy tất cả tên Set, ngày Release của Set đó và mã Set.

Tem chống hàng giả

Một mục tưởng chừng đơn giản nhưng có tỉ lệ người nhầm lẫn nhiều nhất! Trước hết mình sẽ giải thích sơ qua về Edition:

Edition (phiên bản) giúp ta biết được lá bài được in trong đợt đầu hay những đợt sau đó. Thông thường, một Set (ví dụ như Primal Origin) sẽ được in đi in lại rất nhiều lần - và đợt in đầu tiên sẽ có tên "1st Edition".

Có các loại Edition như sau: Limited Edition, 1st Edition, Unlimited Edition. Có 2 loại tem: vàng và bạc. Hình minh họa dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự liên quan giữa Edition và Tem:

Limited Edition:
- Những lá bài được in trong các hộp Collector Tin, hoặc được cấp trong ngày có event Sneak Peek giới thiệu Set mới. Bạn có thể không cần hiểu sâu sắc về vấn đề này lắm.

- Dòng "LIMITED EDITION" được in (viết hoa như trên)

- Tem vàng

1st Edition:
- Đợt in đầu tiên của một Set.

- Dòng "1st Edition" được in

- Tem vàng

Unlimited Edtion:

- Các đợt in sau của Set đó

- Không có dòng Edition nào cả

- Tem bạc

 

Tuy nhiên, dù rất hiếm gặp, nhưng 1% còn lại có những lá bài Fake in "1st Edition" mà vẫn có Tem vàng. Theo tác giả, đây là loại bài Fake in "tinh vi" nhất. Để phân biệt, bạn hãy sờ vào tem.

Nếu nhìn thấy tem lấp lánh và nhìn rõ "con mắt Anubis" (Eye of Anubis) và một phần chữ Yu-Gi-Oh! thì đấy là bài Real. Ngoài ra, tem của bài Real được in khá "chìm", không tạo cảm giác rằng tem được "dán vào" như bài Fake. Thật sự phần kiểm định này khá khó với những bạn mới chơi hoặc chưa quen với bài Real.

(Theo blog MahadoYugi)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]