Một cuộc so sánh giữa anh em ruột được nuôi bằng sữa khác nhau trong suốt thời kỳ sơ sinh cho thấy sữa mẹ không tốt hơn sữa ngoài trong việc tăng cường sức khỏe cho trẻ.

Tiến sĩ Cynthia Colen, đại học bang Ohio (Mỹ) nói rằng, những phát hiện của bà không nhằm đi ngược lại những ý kiến đã được xây dựng trước đó, mà có thể ngăn chặn những người phụ nữ không thể nuôi con bằng sữa mẹ khỏi cảm giác tội lỗi.

Những thông điệp “sữa mẹ là tốt nhất” giúp ngăn ngừa nhiều bệnh ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nghiên cứu của tiến sĩ Colen đã cho thấy những đứa trẻ bú bình không có những biểu hiện mắc bệnh nhiều hơn những trẻ được nuôi bằng sữa mẹ. Tiến sĩ Colen đồng thời cho rằng trẻ được nuôi bằng sữa mẹ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn nhiều hơn trẻ uống sữa ngoài.

Bà cho biết: “Nhiều nghiên cứu trước đây bị thiên vị. Các nghiên cứu không thể kiểm soát các yếu tố như chủng tộc, tuổi tác, thu nhập và công việc của người mẹ - những tác nhân ảnh hưởng đến việc nuôi con bằng sữa mẹ và vấn đề sức khỏe. Người mẹ với nhiều lợi thế hơn như trình độ giáo dục, mức thu nhập cao hơn và thời gian biểu linh hoạt hơn có nhiều khả năng nuôi con bằng sữa mẹ hơn, thậm chí thời gian cho con bú lâu hơn thời gian khuyến nghị (6 tháng)".

Tiến sĩ Colen chia sẻ: “Tôi không phủ nhận những lợi ích của sữa mẹ, đặc biệt trong việc tăng cường dinh dưỡng và hệ thống miễn dịch cho trẻ sơ sinh. Nhưng nếu thật sự muốn cải thiện sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em, chúng ta cần tập trung vào những gì mang lại hiệu quả dài hạn - ví dụ như chính sách nghỉ thai sản tốt hơn và cơ hội nghề nghiệp cho những bà mẹ có mức thu nhập thấp".

Bà sử dụng dữ liệu từ năm 1979 của nhóm khảo sát quốc gia về thanh niên. Bà phân tích tổng cộng 8.237 trường hợp trẻ em, có 7.319 trẻ là anh em ruột, được chia thành từng cặp, trong đó một trẻ được nuôi bằng sữa mẹ và trẻ còn lại được nuôi bằng sữa bình.

Nghiên cứu đo lường chỉ số BMI, mức độ bệnh béo phì, hen suyễn, lanh lợi, hành vi cũng như đo lường khả năng từ vựng, đọc hiểu, toán học, trí thông minh và khả năng học tập. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ cho kết quả BMI, lanh lợi, khả năng đọc hiểu và từ vựng, nhớ số, làm toán và khả năng học tập tốt hơn.

Tuy nhiên, trường hợp anh em ruột được nuôi bằng sữa khác nhau trong cùng một gia đình, kết quả phản ánh tác động tích cực của việc nuôi con bằng sữa mẹ trên các chỉ số gần như bằng không - điều đó có nghĩa sự khác biệt có thể xảy ra là do tình cờ.

Các nhà khoa học tin rằng các cặp anh em ruột được nuôi bằng sữa mẹ có kết quả tốt hơn là do các yếu tố khác, ví dụ như tình trạng kinh tế xã hội.

Phát hiện bất ngờ nhất là trẻ em được nuôi bằng sữa mẹ có nhiều nguy cơ mắc bệnh hen suyễn hơn trường hợp trẻ được nuôi bằng sữa bình. Tuy nhiên, điều đó có thể là do dữ diệu dựa trên đối tượng nói họ bị suyễn hơn là họ được chẩn đoán chính thức rằng họ có bệnh.

Tiến sĩ Colen cho biết: “Thay vì so sánh trong các gia đình, chúng tôi tiến hành so sánh các gia đình với những yếu tố bao gồm trình độ học vấn của cha mẹ, thu nhập trung bình và chủng tộc. Nếu nuôi con bằng sữa mẹ không có những tác động lên sức khỏe của trẻ trong dài hạn như chúng tôi nghĩ, chúng tôi cần quan sát chất lượng trường giảng dạy, mức sinh hoạt và công việc của cha mẹ khi con họ được nuôi lớn. 
Chúng tôi cần quan sát kỹ lưỡng hơn nữa những gì diễn ra và hiểu rằng việc nuôi con bằng sữa mẹ không phải là công việc dễ dàng, đặc biệt là với một nhóm phụ nữ nhất định. Thay vì đổ lỗi cho chính mình, họ nên nhìn nhận thực tế về những lợi ích mà sữa mẹ có và không thể đem lại".

Thiên An (Theo Daily Mail)

Ảnh minh họa (T.L)