Lời khuyên khi bị đục thủy tinh thể

Bệnh đục thủy tinh thể là do những thay đổi vật lý trong các thành phần của thủy tinh thể gây đục.

15.5766

Con trai tôi 4 tuổi, bị đục thuỷ tinh thể bẩm sinh cả 2 mắt. Mắt trái đã được thay thuỷ tinh thể lúc 10 tháng tuổi, nhưng thị lực vẫn dưới 1/10, bác sĩ kết luận là đục bao sau dày. Mắt phải có thị lực 5/10, chưa can thiệp gì cả. Hiện cháu không đeo kính. Xin vui lòng cho lời khuyên (Lê Thị Hoa - Nghệ An)

Trả lời trên Vnexpress, bác sỹ cho câu trả lời:

Cháu được phẫu thuật đục thuỷ tinh thể mắt trái lúc 9 tháng, như vậy là hơi muộn. Lý tưởng nhất là ca phẫu thuật được thực hiện khi cháu bé được vài tuần tuổi.

Ở Singapore, có nhiều trường hợp mổ lại thành công (sau khi phẫu thuật đục thuỷ tinh thể một bên mắt lúc 9 tháng tuổi). Thị lực sau khi phẫu thuật lại có thể lên tới 6/12 hoặc 6/18. Tuy nhiên, bao giờ bệnh nhân cũng phải đeo miếng che mắt hoặc đeo kính.

Theo lời bạn kể, tôi thấy cháu không đeo kính hay miếng che mắt, dù đã được 4 tuổi. Bất kể thuỷ tinh thể nội nhãn chính xác đến đâu thì thị lực cũng không bao giờ đạt tối đa được và bệnh nhân hầu hết đều phải đeo kính.

Miếng che mắt và kính đeo ngoài là rất cần thiết để nâng cao thị lực bởi vì mắt trái sẽ bị chứng nhược thị nghiêm trọng (bệnh giảm thị lực). Điều trị chứng nhược thị sớm cũng quan trọng không kém phần phẫu thuật đục thuỷ tinh thể.

Một nguyên nhân khác gây ra thị lực kém là đục bao sau thuỷ tinh thể. Đôi khi nguyên nhân này xuất hiện cùng với mỡ bao thuỷ tinh sau nguyên phát tại thời điểm phẫu thuật. Nếu bao sau bị dày thì việc phẫu thuật bao sau trong điều kiện gây mê toàn thân là cần thiết để nâng cao thị lực.

Tóm lại, trước tiên, cháu cần được kiểm tra chuyên khoa sâu để biết được tình trạng cụ thể của 2 mắt, sau đó mới quyết định điều trị tiếp theo như thế nào mới là tối ưu.

Phẫu thuật là phương pháp chữa trị bệnh đục thủy tinh thể tối ưu nhất

Má tôi 75 tuổi, bị đục thủy tinh thể. Mắt phải đã phẫu thuật phaco thay thủy tinh thể nhân tạo. Mắt còn lại nhẹ hơn, BS bảo sẽ mổ tiếp sau 3-4 tháng. Sau khi mổ về mắt đã mổ rất sáng, đến nay vẫn tốt nhưng không sáng như lúc mới mổ. Xin hỏi nếu không mổ nữa thì mắt không mổ sẽ thế nào, còn mắt mổ rồi có bị ảnh hưởng gì không? (Nguyễn Ngọc Dũng - Trảng Bom, Đồng Nai)

Trả lời:

BS Trần Thị Phương Thu - giám đốc Bệnh viện Mắt TP.HCM trả lời trên Tuổi trẻ, trường hợp mẹ của anh, mắt đã mổ phaco đặt kính nội nhãn (IOL), sau mổ tốt nay hơi mờ có thể bệnh nhân bị đục bao sau (do phẫu thuật phải để lại bao sau để có thể đặt IOL nhân tạo). Vì vậy nếu mắt mờ nhiều, có thể điều trị laser cắt bao sau, mắt sẽ sáng lại. Ngoài ra, dù đã mổ phaco điều trị cườm khô rồi cũng nên khám định kỳ để kịp thời phát hiện những bệnh gây mù lòa ở người già như cao huyết áp, tiểu đường, thoái hóa hoàng điểm người già, cườm nước...

Còn mắt thứ  hai nếu chưa mờ nhiều, có thể theo dõi không mổ. Trường hợp nếu để cườm quá chín không mổ có khả năng bị tăng nhãn áp thứ phát gây đau nhức. Nếu sức khỏe bác còn tốt thì nên mổ nốt mắt thứ hai khi thị lực giảm nhiều.

Tham khảo thuốc:

Natriclorid: Dùng nhỏ rửa mắt, rửa mũi. Bụi bẩn do đi xe máy nhiều, ghèn rỉ mắt. Ngứa mắt, mỏi mắt, khô rát mắt. Phòng ngừa bệnh dịch về mắt. Trị sổ mũi, nghẹt mũi.

Trà Mi

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]