11. Người hâm mộ Superman
Trong một TV Spot của Man of Steel, một đại úy Không lực mỉm cười và thừa nhận bị Superman cuốn hút. Tuy nhỏ nhưng chi tiết này làm bao fan háo hức. Điều mấu chốt nằm ở tên của vị Đại úy xinh đẹp là Carrie Farris (có thể thấy trên ngực áo). Đây chắc là một biến đổi nhỏ của Carol Ferris – người yêu lâu năm của Hal Jordan, siêu anh hùng có biệt danh Green Lantern. Tính cách mạnh bạo không ngần ngại biểu lộ sự yêu thích của bản thân có lẽ đến từ một mặt khác trong tính cách cô nàng: siêu anh hùng Star Sapphire.
12. Phụ tá tại Cassidy Pub
Chắc chỉ có các fan tinh tường nhất của Superman mới để ý được chi tiết này. Trước khi dựng nghiệp siêu anh hùng, Clark Kent làm phụ tá trong quán rượu Cassidy ở Cordova, Alaska.
Tên quán thực chất là để tưởng nhớ Paul H. Cassidy, người giúp Joel Siegel và Joe Shuster tạo hình Superman. Ông phụ trách phần ngoại hình và trang phục của Superman, cũng là người tạo nên chữ S kinh điển.
Một điều thú vị nữa là cảnh quay quán rượu trong Man of Steel không được quay ở Cordova mà lại ở Cassidy, British Columbia, thêm một sự trùng hợp không ngờ.
13. Sullivan’s Truck & Tractor
Trong cảnh Jonathan Kent dặn dò cậu con nuôi phải “tự quyết định mình trở thành ai”, tấm biển đằng sau họ đề rõ “Sullivan Truck & Tractor Repair”. Đây hẳn là một chi tiết liên quan tới nhân vật Chloe Sullivan trong series Smallville. Do Allison Mack thủ vai, Chloe Sullivan là một nhân vật chủ chốt được tạo riêng cho series này.
Không riêng Chloe Sullivan, Zack Snyder và đoàn phim còn đưa vào phim nhân vật Whitney Fordman – bạn thời thơ ấu của Clark Kent. Nhân vật này cũng chỉ xuất hiện trong series Smallville, do Eric Johnson thủ vai.
14. Cửa hàng Otto’s Barber
Thêm một họa sỹ/nhà văn nữa được tri ân trong Man of Steel là Otto Binder – qua tấm biển Otto’s Barber Styling, nơi ông làm việc cho DC Comics những năm 1940.
Binder là người viết mở đầu cho bộ The Legion of Super-Heroes, ông cũng là người phát triển các nhân vật như Supergirl, Brainiac, Krypto the Super Dog, là người tạo ra Phantom Zone và thiết kế chiếc đồng hồ tiêu điểm của Jimmy Olsen. Binder còn giúp bộ truyện Captain Marvel thành công ngang ngửa Superman, thêm các nhân vật như Mary Marvel và Black Adam vào series.
15. Tiệm thư Ezra
Khi Faora và Nam-Ek tấn công Smallville, dân làng lao tới trú ẩn trong bưu điện của thị trấn có biển Ezra’s Mail Depot. Cái tên Ezra là viết tắt của Ezra Small – người sáng lập ra thịt trấn Smallville, sau này lịch sử của ông được series Smallville vẽ ra rất tỉ mỉ.
Ezra được dân Smallville kính trọng bởi tài tiên đoán của mình. Man of Steel không chỉ ra những bí ẩn được Ezra làm sáng tỏ, mà tập trung khám phá hang động Krypton đầy ký hiệu và di vật. Nhưng với cái tên Ezra được nhắc đến đây có thể là một cầu nối giữa các chi tiết trong phim.
16. This is Sparta!
Trước Superman thì bộ truyện tranh làm nên tên tuổi Zack Snyder là 300 (2006), nói về 300 chiến binh Sparta trong trận đánh với đội quân của Vua Xerxes, Ba Tư.
Tuy hai bộ truyện không có nhiều điểm chung nhưng Man of Steel vẫn kết nối hai bộ phim khi cho đội bóng của trung học Smallville mang tên Smallville Spartans. Cho cùng, cái tên này vẫn “đe dọa” hơn tên Crows, Đàn Qu trong bản gốc.
17. Logo của Blaze Comic
Trong cảnh đối đầu hoành tráng giữa Superman và Tướng Zod, khán giả có thể thấy một điểm vàng ở gần mặt đất. Hóa ra đó là logo của Blaze Comics. Trong hệ thống truyện tranh DC Comics, Blaze Comics là nhà xuất bản cho loạt truyện xung quanh nhân vật Booster Gold – một anh hùng đến từ thế kỷ 25 và quay lại cứu Trái đất bằng công nghệ tiên tiến của mình. Booster Gold không chỉ giữ yên bình cho thành phố mà còn nhanh chóng nổi tiếng với những hợp đồng quảng cáo và thời gian anh dành trước ống kính. Booster Gold vốn có một mối quan hệ phức tạp với Superman nên với logo này, Zack Snyder hẳn tiết lộ một mảng mới sắp xuất hiện trong series Man of Steel (nếu được phát triển).
18. Logo Wayne Enterprises
Từ khi cái tên Christopher Nolan được đưa lên vị trí nhà sản xuất cho Man of Steel, các fan đã xôn xao rằng sẽ có một sự liên kết giữa hai series Batman và Superman. Một hình ảnh nhỏ có thể là gợi ý về sự kết hợp này. Đó là cảnh đội quân Tướng Zod phá nát logo trên nóc một tòa nhà. Đó không phải logo xa lạ nào mà chính là Wayne Enterprises do Bruce Wayne làm chủ. Nhưng cũng có thể đây chỉ là cách Zack Snyder cảm ơn Christopher Nolan đã hỗ trợ mình suốt quá trình làm phim mà thôi.
19. LexCorp
Một logo khác dễ nhận ra hơn là LexCorp – chỉ kẻ thù nham hiểm nhất của Superman – Lex Luthor. Vậy là các fan có thể yên tâm là nhân vật quan trọng này vẫn được “sống” trong thế giới Superman của Zack Snyder, nhưng có lẽ đang chờ đóng vai quan trọng hơn ở những tập phim tiếp theo.