Mẹo đi giày cao gót mà không hại sức khỏe

(Kiến Thức) - Những “mách nước” dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế tác hại của việc đi giày cao gót thay vì phải từ giã món phụ kiện quyến rũ này.

15.6069
 Giày cao gót có hại đối với bàn chân của bạn vì nó đặt bàn chân của bạn ở vị trí không tự nhiên. Áp lực mà bạn dồn xuống ức bàn chân có thể tạo ra những vết chai, rạn xương, biến dạng ngón chân, viêm tấy ở kẽ ngón chân cái, u dây thần kinh hay thoái hóa khớp gối. Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải những tình trạng trên, bạn nên giảm thời gian đi giày cao gót

Một đôi giày gót thấp (thấp hơn 3 cm): hãy dành những đôi giày này cho các hoạt động đi mua sắm hoặc dự tiệc vì bạn phải đứng và đi lại khá nhiều. Thời gian tối đa khi đi giày kiểu này là 4 tiếng/ngày. 

Một đôi giày gót cao trung bình (3–7 cm): đây là kiểu giày mà bạn chỉ nên đi tới các buổi trình diễn, dự đám cưới hoặc hẹn ăn tối… Bạn chỉ nên diện nó nhiều nhất là 3 tiếng. 

 Một đôi giày gót cao (cao hơn 9 cm): nếu có thể càng tránh xa được những đôi giày này càng tốt, nhưng nếu bạn quá yêu thích chúng thì cũng chỉ nên giới hạn thời gian đi trong vòng một tiếng. Với những đôi giày có dạng khép mũi hoặc đế xuồng thì bạn có thể diện chúng lâu hơn.

Phải đảm bảo đôi giày bạn chọn luôn đem đến sự êm ái cho đôi chân: một ngày đi làm luôn mang lại cho các bạn nữ rất nhiều trạng thái cảm xúc: hưng phấn, bực bội, căng thẳng, … Nên nếu không có một đôi giày êm ái cho bàn chân thì đây cũng là một nguyên nhân thêm vào sự khó chịu cho các bạn. Chưa kể, nếu đôi giày không đảm bảo sự êm ái khi bạn di chuyển trong nhiều ngày thì sẽ gây tổn thương lên cột sống cũng như sức khỏe cho mình.  

 Phải đảm bảo sự vừa vặn khi mang: Một trong những sai lầm lớn nhất của phụ nữ là việc chọn giày không đúng kích thước bàn chân. Kích thước chân của bạn có thể thay đổi hàng năm, khi trọng lượng cơ thể tăng giảm và đặc biệt là khi có con. Khi mua giày, tốt nhất bạn nên đo chiều rộng và chiều dài của bàn chân để có được size chuẩn.

Khi ở nhà, bạn nên đi chân trần để cho phép mắt cá chân hoạt động tự do, có thể kích thích các khu phản xạ trên bàn chân. 

 Tự massage chân sau một thời gian đi giày cao gót. Buổi tối nên ngâm chân nước nóng khoảng 10-15 phút. Và sau đó sử dụng cả hai tay để nhẹ nhàng xoa bóp các nốt bạch huyết sau đầu gối, nhằm đẩy mạnh lưu thông máu và các chất chuyển hóa trở lại.

 Có một cách khác giúp ngăn ngừa những hệ quả tai hại của chúng. Sau mỗi lần đi giày cao gót, bạn có thể lăn một vật tròn có kích cỡ như quả bóng chơi gôn trên lòng bàn chân, điều này sẽ thúc đẩy sự chuyển động và tăng cường những cơ bắp trên chân của bạn.
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]