Mẹo hay giúp trẻ "cai" tật cắn móng tay

Rất nhiều trẻ em có thói quen cắn móng tay và có thể sẽ tự mất đi khi lớn lên. Tuy nhiên, các mẹ cần sớm ngăn chặn thói quen này vì lý do sức khỏe.

15.6046

Thường xuyên kiểm tra móng tay của trẻ

Cắn móng tay là thói quen vô thức của trẻ nhỏ nên rất khó nhận ra. Đa số trẻ căn móng tay đều không để ý khi nào chúng bắt đầu thói quen này. Vì vậy, bố mẹ nên thường xuyên kiểm tra móng tay của. Ví dụ: Có thể chụp ảnh móng tay hằng ngày trong khoảng 1,2 tuần và so sánh xem liệu móng tay có bị thay đổi hay không.


Giải thích tác hại và khuyến khích bé bảo vệ móng tay

Dạy trẻ yêu móng tay của mình và giữa móng tay sạch sẽ và có hình dáng đẹp sẽ khiến con bạn trở nên thích thú hơn, đồng thời bạn có thể nói với bé về lợi ích của móng tay nhằm giúp bé hiểu được có móng tay rất có ích với bé để bé không cắn móng tay nữa.

Các mẹ nên thẳng thắn trò chuyện với trẻ về tác hại của việc cắn móng tay khi trẻ đủ lớn. Các mẹ có thể lấy những ví dụ đơn giản và thực tế về những điều không tốt khi cắn móng tay. Ví dụ, con có thể có giun trong bụng vì trứng giun nằm ở móng tay. Hầu hết trẻ nhỏ đều sợ giun và đảm bảo rằng cách giải thích này sẽ khiến trẻ ngừng cắn móng tay sớm.

Hãy chọn lấy một ngón tay và nói với bé rằng móng đấy không thể cắn được. Ngón tay nên chọn là ngón có móng đã bị cắn khá nhiều, như vậy trẻ có thể quan sát được quá trình phát triển và thay đổi của móng tay đấy khi không bị cắn. Khi móng này trở lại như ban đầu thì hãy chọn ngón tay khác để bảo vệ nó.

Thuốc chữa tật cắn móng tay

Một số loại dược phẩm chuyên dụng để chữa tật cắn móng tay cho bé được bán tại các hiệu thuốc. Các mẹ cũng có thể ‘cai' tật cắn móng tay cho bé là bôi một chút dầu hay cuốn gạc vào đầu móng tay của bé (cách này có tác dụng nhất với trẻ tuổi mẫu giáo). Một mẹo nhỏ khác là nghiền quả mướp đắng và bôi lên móng tay trẻ. Đối với những trẻ nhỏ tuổi khi mới cắn móng tay, chúng sẽ dễ dàng từ bỏ thói quen không vệ sinh này rất nhanh.

Khuyên khích trẻ tham gia các hoạt động dùng tay

Nếu trẻ hay bị mệt mỏi, chán nản, căng thẳng,bạn hãy khuyến khích bé tham gia nhiều hoạt động tay chân như thể thao hoặc thủ công để trẻ quên đi thói quen này. Một số hoạt động được các trẻ yêu thích như lắp ráp xe đồ chơi, xếp hình, vẽ tranh, nặn đất sét. Tham gia những hoạt động này còn giúp trẻ giảm bớt căng thẳng trên học đường.

Ảnh minh họa

Nhẹ nhàng khuyên bảo và không quát mắng trẻ

Việc quát mắng và đe dọa trẻ khi chúng cắn móng tay không phải là cách hiệu quả để dừng thói quen này. Hành động trên còn khiến trẻ cảm thấy bất an hơn, sợ hãi và tiếp tục cắn móng tay vì chúng giúp trẻ thư giãn và có cảm giác an toàn. Do đó, các mẹ nên nhẹ nhàng nhắc nhở bé hoặc khuyên bảo nhẹ nhàng như "con đừng cắn móng tay như thế' hoặc ‘con yêu, hành động đó là không nên đâu nhé' hoặckhéo léo dẫn dắt trẻ làm một việc gì đó khác để khiến trẻ quên đi việc “tỉa tót” các móng tay bằng răng.Dần dần trẻ sẽ ghi nhớ và không lặp lại nữa.

Bổ sung thực phẩm giàu canxi trong bữa ăn của trẻ

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tật cắn móng tay ở trẻ là do thiếu canxi. Cho nên các mẹ hãy lưu ý bổ sung đầy đủ các thực phẩm giàu canxi giúp móng tay và móng chân của trẻ trở nên chắc khỏe hơn. Các loại thưc phẩm chứa nhiều canxi như rau xanh, hạt,  sản phẩm từ sữa, tôm tép...

Nếu tất cả các cách đều không có kết quả, bạn nên đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa xin tư vấn, vì rất có thể con bạn đang stress hay có vấn đề khó giãi bày cùng cha mẹ.

Mỹ Mỹ (t/h)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]