Mẹo nhỏ giúp phòng nhiễm nấm âm đạo

(Webphunu.net) - Hầu hết phụ nữ đều có nguy cơ bị nhiễm nấm âm đạo ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Vậy phải làm thế nào để phòng ngừa, hãy để Webphunu.net mách bạn nhé!

0

1. Nhiễm nấm âm đạo có nguy hiểm?


Mặc dù không dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, song gây khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của chị em.

Nhiễm nấm âm đạo gây ra do sự tích tụ của quá nhiều tế bào nấm men được gọi là Candida trong và xung quanh âm đạo. Một vài nguyên nhân có thể góp phần vào sự phát triển quá mức của các tế bào nấm men, bao gồm: Thừa cân, vùng kín tiếp xúc với môi trường ẩm trong thời gian dài, nồng độ hormone sinh dục nữ estrogen cao, hệ miễn dịch suy yếu và do một số loại kháng sinh.
 

Nhiễm nấm âm đạo tuy không nghiêm trọng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của chị em.

Những dấu hiệu nhiễm nấm âm đạo thường thấy là: Ngứa “kinh khủng” ở vùng kín; bị đỏ, sưng tấy; đau hoặc khó chịu, bỏng rát khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục; ra nhiều dịch trắng, không mùi. Những triệu chứng này có thể thường xảy ra trong tuần trước khi bạn có kinh nguyệt.
 

2. Phòng ngừa nhiễm nấm bằng cách nào?


Trên thực tế, nhiễm nấm âm đạo có thể phòng ngừa bằng việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ với những biện pháp chăm sóc thích hợp, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý.

Giữ vùng kín sạch sẽ: Sau khi đi vệ sinh, nên rửa sạch từ trước ra sau để tránh lây lan nấm men hoặc vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo hay đường tiết niệu. Lựa chọn đồ lót bằng cotton. Tránh mặc quần áo bó sát, vì có thể làm tăng thân nhiệt và độ ẩm ở vùng kín. Tránh mặc đồ tắm ướt hoặc mặc quần áo tập thể dục trong thời gian dài, do có thể khiến nấm phát triển mạnh.
 

Giữ vùng kín luôn khô sạch là điều rất quan trọng để ngăn ngừa các bệnh phụ khoa.
 
Thay băng vệ sinh thường xuyên khi bạn có kinh nguyệt. Không thụt rửa hoặc dùng các sản phẩm vệ sinh có mùi thơm làm thay đổi sự cân bằng của các sinh vật trong âm đạo và tạo điều kiện cho nấm phát triển quá mức.

Hạn chế thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh tiêu diệt tất cả vi khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn có lợi  giúp cơ thể chống lại nhiễm khuẩn. Do đó, chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh khi cần thiết, và không bao giờ sử dụng quá liều lượng khuyến cáo.

Cắt giảm lượng đường: Nên cắt giảm các loại thực phẩm khiến lượng đường trong máu tăng vọt, như món tráng miệng có đường, nước ngọt, và ngũ cốc chế biến. Bên cạnh đó, cần tăng cường ăn sữa chua và tỏi sống là những thực phẩm có chứa chất kháng nấm khá mạnh.

Tránh căng thẳng:  Hệ thống miễn dịch suy yếu làm cho bạn dễ bị nhiễm khuẩn, vì vậy, hãy luôn giữ cho mình một tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, lo lắng và đặc biệt là phải luôn ngủ đủ giấc.
Vân Khánh (Tổng hợp)


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]