Nguy hại khôn lường khi dùng phấn rôm cho trẻ sai cách

Việc lạm dụng phấn rôm cho trẻ có thể khiến bé bị dị ứng với hóa chất thậm chí viêm phổi nếu hít phải.

0

Phấn rôm với khả năng thấm hút cao, được các mẹ sử dụng để tri rôm sảy và ngăn ngừa hăm tã ở trẻ em. Tuy nhiên, một số trường hợp phấn rôm có thể gây dị ứng da nghiêm trọng cho bé. Thậm chí, nếu sử dụng không đúnh cách, phấn rôm còn có thể gây viêm phổi.

1/ Có nên dùng phấn rôm cho trẻ sơ sinh?

Đa số các phấn rôm trên thị trường hiện nay đều được kiểm duyệt an toàn bởi FDA. Tuy nhiên, mẹ vẫn nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng. Mẹ không nên sử dụng cùng lúc một lượng lớn trên da của bé, vì có thể làm tăng nguy cơ dị ứng da, thậm chí phồng rộp da nếu bé bị dị ứng với hóa chất có trong sản phẩm.

Hơn nữa, nguy cơ bé hít phải phấn rôm cũng là một mối quan tâm của các mẹ. Theo thời gian, lượng phấn bé hít phải sẽ tồn đọng trong phổi và gây tổn thương.

2/ Chọn phấn rôm an toàn cho bé

- Nên chọn phấn rôm của các nhãn hàng có uy tín để đảm bảo về chất lượng, giảm thiểu nguy cơ gây dị ứng da cho trẻ.

- Tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm về những nhãn hàng đuợc đảm bảo chất lượng. Chỉ nên sử dụng các sản phẩm đã được kiểm nghiệm bởi FDA.

- Nếu da bé bị khô, mẹ nên sử dụng kem giúp cân bằng và làm mềm da thay vì tiếp tục cho con sử dụng phấn.

- Có nhiều loại phấn trẻ em trên thị trường nhưng mẹ nên ưu tiên phấn được điều chế từ tinh bột bắp. Loại phấn này đã được kiểm nghiệm và chứng minh là an toàn hơn cho trẻ em.

3/ Những lưu ý khi sử dụng phấn rôm cho trẻ em


- Khi thay tã cho bé, nên để phấn ở xa tầm tay của trẻ, tránh để bé nghịch, chơi với chai đựng phấn.

- Không nên sử dụng phấn trực tiếp trên da bé. Thay vì vậy, mẹ nên đổ lên tay và xoa nhẹ lên da của con.

- Không nên mở quạt hay ngồi gần của sổ khi đang đổ phấn trên tay để tránh làm bé hít phải bột phấn.

- Đặc biệt chú ý những vùng da có nếp gấp như da cổ, nách. Không nên sử dụng quá nhiều. Lượng phấn dư thừa có thể kết hợp với mồ hôi gây kích ứng da.

- Không nên sử dụng phấn ở những vùng nhạy cảm như mũi và mắt.

- Ngưng sử dụng ngay nếu nhận thấy da bé có nổi các mẫn đỏ, ngứa, sưng tấy

4/ Không dùng phấn rôm để chữa hăm cho trẻ sơ sinh

Hăm là phản ứng của da khi hệ thống bài tiết tại da bị bít kín như đổ mồ hôi nhiều mà không được thông thoáng. Thông thường, các cháu đóng bỉm bị hăm là do cha mẹ đã để bỉm ướt quá lâu. Hăm có thể gây ra mụn nhỏ li ti, gây ngứa. Nếu trẻ gãi có thể khiến da bị trầy xước, dễ nhiễm nấm, vi khuẩn.

Nếu thấy da bé bị ửng đỏ từ 2 - 3 ngày, chỗ mụn đỏ lan rộng thì có thể vùng da đã bị bội nhiễm, cần phải được khám xét và điều trị kịp thời.

Cách phòng hăm cho trẻ sơ sinh là:

Nên đọc

- Thử loại bỉm khác, xem bé phù hợp với loại nào. Nên chọn loại bỉm thấm nước tốt.

- Nên thay bỉm mới khi thấy bỉm đã đủ ướt. Vệ sinh cho bé nhẹ nhàng bằng nước sạch, thấm khô bằng vải mềm, không nên lau bằng giấy.

- Không nên đóng bỉm cho bé 24/24h. Ban ngày, nên cho bé mặc quần bằng chất liệu cotton 100%, không rộng quá cũng không chật quá.

- Có thể đun nước mướp đắng, sài đất cho bé tắm. Hoặc dùng nước sát trùng để pha tắm rửa cho bé.

Dùng phấn rôm để rắc vào chỗ hăm là rất sai lầm. Vì điều này có thể làm vùng da bị tổn thương càng nặng thêm.

Ở những chỗ bị hăm, mẹ nên thoa vaselin lên da bé trước khi đóng bỉm. Lưu ý là, chỉ nên sử dụng kem có chứa corticoid trong trường hợp được bác sỹ/dược sỹ hướng dẫn cách sử dụng.

Thùy Lình (t/h)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]