Trẻ nghiền mút tay, nguy hại khôn lường

Mút tay là thói quen thường gặp ở rất nhiều trẻ, bởi vậy mà đa số cha mẹ không ngờ đến tác hại của thói quen này. Dưới đây là một số tác hại khi trẻ mút ngón tay.

15.6102

Nguy hại sức khỏe khi trẻ nghiền mút tay

Trẻ nghiền mút tay, nguy hại khôn lường

1. Các vấn đề nha khoa

Mặc dù hầu hết các trẻ đều mút tay nhưng nếu thói quen này kéo dài thì có thể ảnh hưởng đến quá trình mọc răng, thẩm mỹ của răng và cung hàm.

Mút ngón tay thường khiến răng cửa của bé mọc hô về phía trước. Mức độ hô của răng phụ thuộc vào thời gian bé mút ngón tay và vị trí mà bé đặt ngón tay. Nhưng các nha sĩ chỉ ra rằng độ lệch lạc của răng sữa do mút ngón tay không ảnh hưởng tới răng bắt đầu mọc hẳn khi trẻ khoảng 6 tuổi.

Nếu bé gần 6 tuổi mà vẫn mút ngón tay, mẹ có thể trao đổi với bác sĩ để tìm ra cách ngăn chặn các vấn đề về răng.

2. Dễ mắc bệnh

Mút tay là một thói quen có hại thường dẫn đến các bệnh về tiêu hoá. Khi đưa tay vào miệng, tay bé do nghịch ngợm và cầm nắm nhiều đồ vật nên  dù có rửa tay rồi trẻ vẫn sẽ nhiễm rất nhiều vi trùng, virus, trứng giun sán...

Trong khi đó, đường ruột còn yếu nên trẻ dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, tăng nguy cơ nhiễm giun sán, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm.

3. Gây hại cho da

Trẻ thường xuyên mút ngón tay sẽ khiến cho làn da bé trở nên rất khô, có thể bị chảy máu. Theo các chuyên gia, khi da của bé thường xuyên tiếp xúc với nước bọt của mình sẽ dễ bị phát ban.

Bên cạnh đó, da ngón tay dễ bị nứt, lở loét sẽ tạo điều kiện cho vi trùng bên ngoài xâm nhập vào dưới da, gây viêm da mủ.

4. Ngón tay dễ bị thương

Bé mút tay nhiều, lâu và dùng lực mạnh không chỉ làm bẹp đầu ngón tay, mà còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của xương tay. Khi bé có răng mà vấn tiếp tục thích ngậm tay, rất có thể sẽ khiến ngón tay bị thương khi bé vô tình nghiến vào.

5. Rối loạn phát âm

Rối loạn phát âm cũng là một trong những nguy hại khi trẻ mút ngón tay khi các răng vĩnh viễn đang xuất hiện. Điều này làm cho âm thanh bé phát ra bị biến dạng, đặc biệt là các âm /s,z,t,d,l,n/. Việc trẻ gặp khó khăn trong phát âm sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập của con sau này.

7. Ảnh hưởng đến khuôn mặt

Khi bé mút ngón tay, đầu ngón tay cái nằm trong khoang miệng sẽ sản sinh những lực tác động lên trên, xuống dưới, ra trước và ra sau. Nếu bé mút tay quá nhiều, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của cơ mặt. Hàm trên, hàm dưới cũng gặp những tác động, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của răng, và tổng quan là ảnh hưởng đến khuôn mặt của bé.

8. Ảnh hưởng đến việc ăn uống

Trẻ ngậm ngón tay quá sâu khiến trẻ dễ bị nôn trớ, nhất là sau khi ăn uống. Để tình trạng này kéo dài, trẻ dễ bị suy dinh dưỡng anh hưởng đến sự phát triển cả về thể lực và trí tuệ.

9. Mất tự tin

Nên đọc

Khi đến tuổi đi học, trẻ vấn giữ nguyên thói quen mút tay không chỉ ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe mà còn liên quan đến tâm lý.

Mút ngón tay thường được xem là biểu hiện của xấu hổ, thiếu tự tin và dễ là cái cớ khiến bạn bè đồng trang lứa chọc ghẹo, gây mặc cảm cho trẻ khi đến trường. Và do đó ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý của em bé.

Biện pháp giúp trẻ từ bỏ thói quen mút tay

- Những trẻ tuy lớn những vẫn còn thói quen ngậm mút tay, cha mẹ cần có sự kiên nhẫn giúp trẻ bỏ dần tật ngậm mút tay qua lời động viên, giải thích những tác hại có thể xảy ra khi trẻ ngậm mút tay kéo dài gây bất lợi đến sức khỏe và sự vui chơi của trẻ

- Tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ tham gia những trò chơi mà trẻ yêu thích như: trò chơi ô chữ, tô màu truyện tranh, nặn đất, tô tượng, chơi cầu tụt, đá bóng nhẹ nhàng… giúp trẻ phát triển tốt thể lực và trí não, quan trọng hơn là giúp trẻ dễ dàng quên đi “món khoái khẩu” là ngậm tay.

- Với những trẻ đã ghiền ngậm tay và ngậm đồ chơi, trong giai đoạn cai ngậm mút tay cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý thói quen vệ sinh cần thiết cho trẻ như nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay sạch, cắt móng tay, vệ sinh da để tránh lây bệnh, những đồ chơi thường ngày và nơi vui chơi của trẻ cũng phải đảm bảo việc giữ vệ sinh thật tốt.

- Nếu những cố gắng trên của cha mẹ không giúp được gì cho trẻ, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên về tâm lý trẻ em để có biện pháp khắc phục hiệu quả hơn.

- Khi trẻ còn nhỏ nên cho bú mẹ đầy đủ, không để trẻ bị đói.

Mỹ Linh

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]