Những khả năng của trẻ 1-2 tuổi

Trước 2 tuổi, trẻ có thể phân biệt được tất cả các màu sắc. Vì thế bạn hãy chọn những quyển sách có nhiều tranh, đồ chơi nhiều màu sắc, và bỏ những hình nào quá rắc rối và có thể gây sợ hãi.

15.5855

Ảnh: Hoàng Hà.

Ở độ tuổi từ 1-2 trẻ lớn rất nhanh vì thế chúng dần dần hiểu về thế giới xung quanh. Khi lớn lên, trẻ bắt đầu quan sát, nghe, ngửi, nếm và chạm vào những đồ vật mới.

Nhìn

Từ 1-2 tuổi, khả năng nhìn của bé cải thiện một cách đáng kinh ngạc. Trẻ có thể phân biệt được tất cả các màu sắc.

Vai trò của bạn là cung cấp cho bé những gì có thể kích thích khả năng nhìn. Những quyển sách có nhiều tranh, đồ chơi nhiều màu sắc, và những đứa trẻ khác cùng tuổi là điều thích thú nhất mà bé muốn nhìn và học. Hãy bỏ những hình nào rắc rối hoặc gây sợ hãi, dù bé có thể không phân biệt chính xác giữa sự thật và tưởng tưởng.

Bạn cũng có thể đưa bé ra ngoài chơi. Công viên, cửa hàng tạp hóa và nhà một người bạn, tất cả sẽ cung cấp cho bé những cách nhìn thú vị.

Nghe

Không quan trọng khi nào bé nói được những từ đầu tiên, nhưng trẻ có thể đã hiểu được nhiều hơn gì những gì bé biết nói. Con có thể phản ứng lại những lời yêu cầu như "Lăn quả bóng lại cho mẹ nào" và hoàn toàn nhận thức thức được tên các đồ vật quen thuộc và các thành viên trong gia đình.

Trước 15 tháng, con của bạn sẽ có thể chỉ vào những bộ phận trên người, thậm chí dù bé không thể nói cho bạn biết tên gọi chính xác là gì. Điều này cho thấy khả năng nghe của trẻ rất tốt và trẻ đang phát triển ngôn ngữ.

Mặc dù trẻ đã biết được một số từ, phần lớn là để thể hiện những nhu cầu và ý kiến của trẻ. Trẻ cũng có thể thích thú nghe những âm thanh khác như nghe những bài hát và nhạc của trẻ con, cười và la hét với những bạn khác trong công viên hoặc nghe mẹ kể chuyện trước khi đi ngủ.

Nếm và ngửi

Với những kỹ năng về ngôn ngữ nhất định, bé sẽ nói cho bạn biết mình thích vị nào hơn và ghét vị gì. Ở tuổi này, phần lớn trẻ thích nhất những thức ăn nhạt. Mỳ, sữa và thịt gà có vẻ là những món trẻ thích nhất.

Bạn cũng đừng quên cho trẻ thử ăn những loại thức ăn khác nhau, không nên chỉ cho con ăn duy nhất một thứ mà bé thích. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sẽ phải mất một vài lần trước khi một đứa trẻ có thể chấp nhận một hương vị mới. Bạn hãy tạo cho trẻ cơ hội được thử những đồ ăn mới, và một ngày nào đó bạn sẽ phải ngạc nhiên khi thấy bé thích thú với món ăn đó.

Bạn hãy giúp bé phân biệt được các mùi và vị khác nhau bằng cách sử dụng những từ miêu tả trong những bữa ăn hoặc những dịp đi ăn nhà hàng.

Sờ mó

Mặc dù trẻ đang tập đi có vẻ quá bận rộn để thấy thích khi được hôn và âu yếm, nhưng những hành động âu yếm như thế vẫn là một phần cần thiết trong cuộc sống của trẻ.

Con của bạn đang tự trải nghiệm và hiểu nhiều hơn nhưng thực sự vẫn cần cảm giác được yêu thương và che chở. Bạn hãy tận dụng mọi cơ hội để thể hiện điều này.

Bạn cũng đừng quên những điều tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng ở tuổi này đó cả là vấn đề. Bạn cho rằng ngôi nhà thực sự an toàn nhưng hãy quan sát từ khía cạnh của một bé đang tập đi và hãy để những vật không an toàn ở nơi trẻ không thể với được. Sau đó bạn hãy khuyến khích trẻ sờ mó và học càng nhiều càng tốt.

Trẻ bắt đầu sử dụng tay để thể hiện sự tức giận hoặc là thu hút sự chú ý, vì thế bạn đừng ngạc nhiên nếu trẻ bắt đầu dùng tay để đánh. Tuy nhiên cũng là điều bình thường, bạn hãy dạy con rằng tay không phải dùng để đánh.

Khi nào bạn nên lo lắng

Mắt trẻ cho thấy sự không tập trung, lơ đãng. Bé không thể nhìn hoặc nhận ra những vật hoặc người ở xa, khóc nhiều, mắt đỏ, hai mắt không cùng hoạt động, mi mắt rủ xuống...

Những rắc rối về nghe có thể thể rõ ràng hơn khi trẻ bắt đầu nói. Một vài trẻ nói sớm hoặc muộn hơn những trẻ khác nhưng sẽ có những dấu hiệu cho thấy rằng trẻ có thể hiểu những hướng dẫn đơn giản, dù trẻ chưa nói được nhiều. Bạn đừng do dự nói với bác sĩ những điều bạn lo lắng, đặc biệt nếu bạn cảm thấy con không phản ứng lại khi bạn nói.

Cha mẹ có thể thấy lo lắng hoặc tức giận trước hành vi của trẻ khi bé thích sờ mó và khám phá mọi thứ. Trẻ nào cũng tò mò như thế. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải chắc chắn rằng bạn có một không gian an toàn để trẻ tự khám phá.

Nam Phương (theo Kidshealth

Gửi câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về [email protected]
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]