Sai lầm thường gặp khi ăn tôm

Ăn tôm giúp bổ sung canxi, giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa bệnh tim mạch, đột quỵ. Tuy nhiên, ăn tôm không đúng cách có thể gây hại sức khỏe.

31.1305

Sai lầm thường gặp khi ăn tôm

1. Ăn vỏ tôm để bổ sung canxi

Quan niệm này không ít người mắc phải khi ăn tôm. Do quan niệm này xuất phát từ những kiến thức phổ thông nên mọi người thường áp dụng luôn vào trong chuyện ăn uống.

Thực ra, vỏ tôm là lớp vỏ kitin, là một hợp chất rất khó tiêu hoá. Nếu chúng ta cố tình ăn vào thì chỉ hại cho dạ dày phải uổng công co bóp mà cuối cùng bạn chảng thu được bất kì chất dinh dưỡng nào hết.

Đặc biệt, những bà mẹ có con nhỏ nếu có quan niệm này thì phải bỏ ngay vì không chỉ gây khó tiêu cho bé, ăn vỏ tôm bé còn có nguy cơ hóc.

2. Ăn mắt tôm sẽ bổ mắt

Quan niệm ăn gì bổ nấy dường như đã ăn sâu vào trong tiềm thức người Việt. Việc ăn mắt tôm hiện vẫn chưa có bất cứ một nghiên cứu nào chứng tỏ nó có lợi cho một số bộ phận cơ thể của chúng ta.

Sai lầm thường gặp khi ăn tôm

Vậy mà, ngoài việc tin rằng mắt tôm bổ mắt, nhiều người còn nghĩ đây là một trong những bộ phận có thể làm tăng năng lực tình dục của nam giới, một chất Viagra tự nhiên.

3. Ăn tôm hại cho phụ nữ sau sinh

Nhiều chị em phụ nữ vẫn truyền miệng nhau nói về tác hại của việc ăn tôm sau khi sinh nở. Quan niệm thường được rỉ tai là ăn tôm có hại cho sản phụ sau sinh vì nó chứa chất tanh, tính hàn, sẽ khiến lạnh bụng, đau bụng, gây hại cho sức khoẻ phụ nữ sau sinh vốn đã rất yếu.

Hơn nữa, những phụ nữ sinh mổ càng không được ăn tôm vì có thể để lại sẹo lồi. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, chưa có một bằng chứng nào cho thấy tôm có những tác hại đến sức khoẻ như lời đồn từdân gian.

Ngược lại, thực tế lại cho thấy, phụ nữ sau sinh rất nên ăn tôm bởi nguồn đạm tương đối lớn của tôm sẽ khiến cho cơ thể bạn được phụ hồi nhanh chóng hơn.

Canxi trong thịt tôm sẽ bổ sung lượng cãi bị thiếu hụt khi mang thai và góp phần giúp trẻ phát triển hệ xương tốt hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn với lượng vừa đủ, không nên ăn nhiều vì rất có thể nó sẽ gây ra hiện tượng khó tiêu cho bạn.

Chỉ nên ăn những con tôm tươi, không ăn tôm chết, tôm đông lạnh để tránh bị ngộ độc hay ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa vì khi đó cơ thể của bạn vẫn còn yếu.

Lưu ý khi ăn tôm để không làm hại sức khỏe

Không ăn cùng rau, củ, quả giàu vitamin C

Tôm không nên nấu chung với các loại rau, củ giầu vitamin C, hoặc không ăn các loại quả giầu vitamin C ngay sau khi ăn tôm, vì vitamin C có thể kết hợp với độc tố có sẵn trong vỏ tôm gây ngộ độc nghiêm trọng.

Cụ thể, một trường hợp ở Đài Loan chết đột ngột do ăn tôm cả vỏ và uống vitamin C cùng lúc. Tuy nhiên đây là trường hợp hy hữu. Tốt nhất đối với trẻ nếu ăn tôm, nên tránh cho trẻ ăn những thực phẩm giàu vitamin C khoảng sau 4 giờ.

Không ăn tôm khi bị ho

Nên đọc

Ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi.

Trường hợp nếu bị ho do dị ứng, bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chấm dứt, vì đôi khi hiện tượng ho có thể do hậu quả của dị ứng thực phẩm.

Người bị dị ứng không ăn tôm

Những người bị dị ứng với tôm thường có biểu hiện nổi mày đay: trên da bệnh nhân xuất hiện những vùng đỏ, nổi cục, rất ngứa, đặc biệt là ở trẻ em. Những mảng mày đay thường thấy ở mình, chân tay, có khi ở mặt, cổ, chỉ sau mấy giờ sẽ lặn, nhưng cũng có trường hợp kéo dài hàng tuần.

Khi đó phải ngừng ngay loại thức ăn gây dị ứng này và sau đó là tránh ăn. Có thể dùng một số thuốc chống dị ứng thông thường, như thuốc kháng histamin (AH3, xirô phenergan, v.v…) với liều lượng cụ thể do bác sĩ sau khi thăm khám chỉ định.

Không ăn tái

Theo TS.Trần Tịnh Hiền, Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TPHCM, trong hải sản sống vẫn có nguy cơ có ấu trùng giun. Do vậy, ăn tôm hay hải sản sống hay chưa chế biến kỹ, kể cả nguồn nguyên liệu sạch, vẫn có nguy cơ lây nhiễm vi trùng, ký sinh trùng trong quá trình bảo quản, chế biến.

Bởi vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trong tôm có khả năng chịu nhiệt cao, ít nhất phải hơn 80 độ C. Ngoài ra, nước chưa đun sôi có thể chứa vi khuẩn cũng gây ô nhiễm ngược. Nói chung, khi chế biến hải sản cần đun sôi nước khoảng 4 – 5 phút để khử trùng đầy đủ. Nếu không nguy cơ mắc bệnh giun sán là rất cao.

Mỹ Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]