TÁC DỤNG CHỮA BỆNH ÍT BIẾT CỦA NHỮNG MÓN ĂN BÀI THUỐC

15.5804

Khi cảm có thể ăn canh gà giải cảm, bị say sóng, tàu xe chỉ cần nhai lát gừng là đỡ… Đôi khi kinh nghiệm và mẹo vặt trong văn hóa ẩm thực cũng là những vị thuốc có tác dụng chữa các bệnh “tân thời”

Xem thêm :

Bài 1: Canh gà tốt cho người mắc các bệnh về đường hô hấp

Canh gà, dù được nấu ở nhà hay đóng hộp đều có khả năng ức chế hay giảm tính di động của bạch cầu trung tính – nhóm bạch cầu bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng. Canh gà còn có thể cải thiện khả năng bù nước và tình trạng dinh dưỡng của cơ thể, đồng thời đem lại sự thoải mái về tâm lý và thể chất cho người bệnh.

Bài 2: Nước ép quả nam việt quất giúp sát trùng đường tiểu

Dùng một ly nước ép quả nam việt quất hay trên 28 g trái khô mỗi ngày có thể thanh toán được các chứng nhiễm trùng đường tiểu. Theo tiến sĩ Amy Howell ở Trung tâm nghiên cứu Marucci (Mỹ), các hoạt chất trong quả nam việt quất có tác dụng ngăn cản không cho vi khuẩn xâm phạm lớp niêm mạc lót hệ thống ống dẫn đường tiểu.

Bài 3: Nước cam vắt và chuối giàu canxi

Theo chuyên viên tiết thực Melinda Hemmelgarn thuộc Trung tâm Truyền thông Dinh dưỡng, Đại học Missouri (Mỹ), nước cam vắt không đem lại cả kali lẫn canxi cho bữa ăn, nhờ đó có tác dụng hạ huyết áp. Những người có huyết áp hơi cao nên ăn 1 quả cam hoặc chuối mỗi ngày.

Bài 4: Những loại quả có màu tím và mọng tốt cho người bị nổi gân (tĩnh mạch) xanh dưới da.

Điển hình là trái việt quất. Theo bác sĩ Luis Navarro, giám đốc Trung tâm Trị liệu Tĩnh mạch ở New York (Mỹ), việt quất tốt cho hệ tuần hoàn vì giàu flavonoid – chất giúp thành tĩnh mạch thêm vững chắc và các mao quản bớt rạn nứt.Các sắc tố như proanthocyanidin và anthocyanidin đem lại màu xanh tím đặc trưng cho những loại trái mọng sẽ giúp tăng cường tính bền chắc cho hệ thống mạch máu nói chung.

Bài 5: Nho đỏ (hay tím sẫm) có tác dụng bổ tim và sát trùng đường tiểu

Uống nước ép nho đỏ hay tím sẫm 100% nguyên chất (không phải nho xanh) khoảng 1 ly mỗi ngày rất tốt cho chức năng tim. Theo bác sĩ Jane E. Freedman thuộc Đại học Georgetown (Mỹ), nước ép nho đỏ vừa ảnh hưởng trực tiếp lên phản ứng đông máu, vừa làm tăng nồng độ các chất kháng oxy hóa và làm giảm các gốc tự do trong hệ tim mạch. So với nước ép bưởi, cam, cà chua và táo, nước ép nho đỏ có hoạt tính kháng oxy hóa mạnh gấp 3 lần. Ngoài ra, nước ép nho đỏ cũng chứa những hoạt chất có tác dụng phòng tránh các bệnh nhiễm trùng đường tiểu.

Bài 6: Rau xanh đậm tốt cho mắt của người cao tuổi

Ăn nhiều rau xanh có thể giảm thiểu nguy cơ mắt kém do quá trình lão hóa làm suy thoái điểm vàng (võng mạc) – nguyên nhân gây mù lòa “không đảo ngược” (irreversible blindness) ở người trên 65 tuổi. Chất Lutein – hoạt chất chủ yếu trong các loại rau lá xanh đậm như rau bó xôi (spinach), cải xanh (kale) và phần lá của củ cải có tác dụng lọc ánh sáng, bảo vệ mắt không bị tia nắng làm tổn thương và có tính kháng oxy hóa giúp mắt không bị hỏng do quá trình lão hóa. Cơ thể không có khả năng sản xuất Lutein, nên bắt buộc phải ăn nhiều thực phẩm giàu Lutein hoặc uống thêm viên Lutein bổ sung để duy trì nồng độ tối thiểu chất này trong mắt. Lượng Lutein 6mg trong 1/3 chén rau bó xôi luộc sẽ phát huy tác dụng. Nếu mỗi ngày không nạp được ngần đó lượng Lutein thì uống 1 viên đa sinh tố với hàm lượng tương đương.

Bài 7: Gừng chống say sóng, tàu xe

Gừng có thể làm giảm chứng buồn nôn và ói mửa do say sóng, tàu xe, hiệu quả hơn cả thuốc dimenhydrinate. Trước khi lên tàu xe nên uống 1/2-1 muỗng cà phê bột gừng. Có thể dùng 2 viên nang gelatin chứa bột gừng khoảng 30 phút trước khi lên xe là đạt yêu cầu.

Bài 8: Hạnh nhân giúp phòng chống bệnh Alzheimer

Mỗi ngày ăn khoảng 60g hạnh nhân có thể ngừa bệnh lú lẫn Alzheimer. Một công trình nghiên cứu của các Viện y tế Quốc gia Mỹ cho thấy, vitamin E trong hạnh nhân có tác dụng như một chất kháng oxy hóa, có khả năng làm giảm tiến trình suy thoái não bộ do lão hóa.

Có thể bạn quan tâm

Comments

comments

 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]