Bình thường, máu và các mô trong
cơ thể đều có chứa histamin dưới dạng
liên kết tĩnh điện với héparin không có hoạt tính (histamin - héparin). Nhưng khi cơ thể hoặc trong máu lại xuất hiện những chất lạ như các loại
hương liệu mỹ phẩm, sơn ta, các amin lạ... do ăn các thực phẩm giàu amin (tôm, cua, ốc nhộng và các loại hải sản...), cũng có thể do uống hay tiêm các loại thuốc mà cơ thể không dung nạp được lại dễ gây
kích thích (gọi là dị nguyên). Khi đó ngay lập tức các chất này sẽ
tác động làm phá vỡ mối liên kết tĩnh điện giữa histamin và héparin, histamin giải phóng và trở thành có hoạt tính, song đã làm cho lượng histamin đột ngột tăng cao trong máu, tuy cơ thể đã huy động chất đối lập là histaminaza nhằm tiêu hủy lượng histamin dư thừa. Nhưng vì chất lạ (dị nguyên) đã xâm nhập vào cơ thể vẫn tồn tại chưa được đào thải ra ngoài nên chúng vẫn tiếp tục kích thích làm tăng khả năng giải phóng histamin. Lượng histamin cao đã tác động lên hệ tuần hoàn, làm giãn mạch gây tụt
huyết áp, tác động lên tim làm tim nhịp nhanh, lên não làm tăng áp lực nội sọ gây nhức đầu, lên hô hấp làm
co thắt khí phế quản gây nghẹt thở, vào hệ tiêu hóa làm co thắt cơ trơn gây nôn mửa... Nếu nhẹ cũng gây nên hình thái bệnh cảnh của tình trạng
dị ứng như: mẩn ngứa, phát ban, nổi mề đay, ngứa đỏ mắt, tụt huyết áp do histamin làm giãn nở các mao mạch, kích thích cơ trơn đường tiêu hóa gây co thắt, nôn mửa. Trầm trọng có thể gây nên
hội chứng Lyell hay hội chứng Steven Johnson, hoặc choáng phản vệ dẫn đến tử vong.
Để biết cách dùng thuốc chống dị ứng, mời bạn đọc tìm hiểu trên tuần báo số 98 ra ngày thứ bảy 20/6/2009 của BS. Hoàng Thanh Sơn.