Ti giả có tốt cho bé?

Có người khuyên tôi nên cho con ngậm ti giả, vì cai ti giả dễ hơn là cai mút tay. Tôi vẫn đang băn khoăn, các anh chị cho tôi lời khuyên được không.

31.2046

Bé nhà tôi từ khoảng 2 tháng đã cho tay vào mồm mút. Mỗi lần như vậy tôi đều kéo tay cháu ra hoặc cầm tay đùa cho cháu quên đi nhưng không ăn thua.

Có lần, tôi dùng khăn sữa quấn bàn tay của cháu lại thì cháu khóc vì không mút tay được. Càng ngày cháu càng nghiện mút tay, thậm chí còn hơn cả nghiện ti mẹ. Lúc buồn ngủ mà được mút tay cháu có thể tự ngủ và ngủ rất ngon giấc.

Qua tìm hiểu tôi được biết, mút tay sẽ ảnh hưởng đến hàm và mất vệ sinh. Có người khuyên tôi nên cho con ngậm ti giả, vì cai ti giả dễ hơn là cai mút tay. Tôi xin cảm ơn.

Nên cân nhắc thời gian cho con sử dụng cũng như thời điểm cần chủ động giúp con cai sử dụng ti giả

Chào bạn,

Với câu hỏi của bạn, trước hết chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về lợi ích cũng như bất lợi của việc cho trẻ ngậm ti giả như sau:

Lợi ích của việc cho trẻ ngậm ti giả

Việc cho trẻ sơ sinh ngậm núm vú giả khi ngủ sẽ giúp hạn chế hơn nguy cơ đột tử khi ngủ (SIDS), nguyên do là núm vú sẽ tạo ra khoảng trống giữa quần áo,khănquấn, chăn… do đó giúp giảm thiểu nguy cơ bé bị ngạt thở khi ngủ dẫn đến tử vong.

Núm vú giả vì có hình dạng tương tự như núm vú mẹ nên giúp bé hết khóc, quấy nhiễu. Khi cho trẻ ngậm ti giả thì trong thời gian đó người mẹ có thể tranh thủ làm một số việc khác.

Giúp bé cảm thấy thoái mái, dễ ngủ hơn.

Khi bé lớn hơn một chút, việc giúp con cai ngậm núm vú giả sẽ dễ dàng hơn so với việc chấm dứt thói quen mút tay của bé.

Bất lợi: Bên cạnh đó núm vú giả nếu để bé ngậm liên tục và trong thời gian dài thì chúng cũng có một số bất lợi sau:

Ngậm vú giả sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của răng, có thể gây vẩu răng cửa và làm trệch khớp cắn. Ngoài ra còn làm cho hàm răng không khít.

Lưỡi trẻ khi mút núm vú sẽ ở tư thế thấp, có xu hướng đưa ra trước làm miệng hở và hàm dưới đưa ra.

Không khí sẽ theo hành động ngậm, mút di chuyển vào dạ dày khiến trẻ bị đầy hơi.

Ngậm vú giả làm nước bọt tiết nhiều hơn nên thường có nhiều cao răng hơn.

Trẻ phụ thuộc vào núm vú, nếu không có núm vú sẽ không chịu ngủ hay khó chịu, đôi khi trẻ thích núm vú giả hơn bú mẹ.

Trẻ ngậm ti giả lâu hầu hết đều ít nói, chậm giao tiếp, ít cười, ít biểu hiện cảm xúc… những đứa trẻ này có nguy cơ tự kỷ rất cao. Đặc biệt với những trẻ đã đi học, có giao tiếp với bạn bè bên ngoài.

Đối với trường hợp con bạn được 2 tháng tuổi, bé đã có thời gian bú mẹ ổn định, bạn có thể sử dụng ti giả để hạn chế thói quen mút tay của cháu. Tuy nhiên, không quá lạm dụng và phụ thuộc hoàn toàn vào núm vú giả, bạn nên cân nhắc đến thời gian cho con sử dụng cũng như thời điểm cần chủ động giúp con cai sử dụng.

Khi bé đã lớn hơn( từ 8- 9 tháng) là thời điểm thích hợp để cai ti giả do ở bé bắt đầu giảm nhu cầu mút. Như vậy, sau 6 tháng, bạn nên cho bé mút ti giả ít dần. Còn cố gắng dùng những biện pháp khác để dỗ lúc bé quấy. Sau 6 tháng, trẻ quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh nên bạn càng dễ đánh lạc sự chú ý của bé và hướng tới những sự vật, trò chơi mới..

Không nên cho bé sử dụng núm vú giả trong một thời gian dài, chỉ nên cho bé ngậm ti giả trước lúc ngủ, còn sau khi ngủ thì nên lấy ra ngay.

Trong quá trình sử dụng núm vú giả bạn phải chú ý tới vấn đề vệ sinh núm vú, sử dụng các núm vú đảm bảo chất lượng, thay định kỳ để đảm bảo không truyền bệnh cho bé.

Hi vọng những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ sẽ giúp bạn sử dụng ti giả đúng cách, tránh những nhược điểm gây ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như sức khỏe của bé.

Chúc bạn và luôn vui vẻ!

Theo Chuyên viên tâm lý Lại Thu Thúy - Gia đình Việt Nam

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]