Xứ sở Phù Tang: Diệu kỳ lễ hội Bon

Hội Bon được tổ chức ở Nhật từ thế kỷ thứ VII. Vào thời Kamakura (1192-1333) có một điệu nhảy tôn giáo (nhảy niệm Phật) phổ biến rất rộng rãi và biến thành một điệu nhảy của lễ hội Bon vào cuối thời Trung cổ (thế kỷ XV-XVI).

15.5725

Điệu nhảy trong ngày lễ.
Lễ hội Bon được tổ chức khắp đất nước Nhật Bản vào rằm tháng 7 âm lịch, là một phần của lễ Bon (lễ Vu Lan).

Bon là lễ hội để tưởng nhớ đến vong linh tổ tiên, mời những người quá cố về lại nhà. Một số tục lệ của Bon được tổ chức tại nhà, số khác ở nơi công cộng.

Dần dần lễ hội Bon được xã hội hóa, được các đoàn thể, doanh nghiệp lớn, nhỏ bảo trợ. Nhưng theo truyền thống, hội Bon vẫn là để nhớ đến người quá cố, là một sự kiện của địa phương.
 
Mỗi làng đều có rước và hội nhảy. Đó là hình thức nhảy Wa-odori (nhảy vòng tròn) quanh các vong linh. Một số người có thể vừa nhảy vừa tụng kinh, điệu nhảy diễn ra nghiêm trang để khỏi làm giật mình các hồn ma.

Nhảy Bon không có bài bản cụ thể nhưng qua thời gian có vài dáng điệu chính. Những người nhảy kiểu cổ nembusu - odiri thời Trung cổ hay vẫy tay trên đầu nay đã thành dáng điệu đặc trưng của Bon hiện đại. Điệu nhảy Awa (tỉnh Tokushiwa), điệu nhảy Yassa (huyện Mihara tỉnh Hiroshima) và điệu Sausa (huyện Mooka - tỉnh Iwate) với các chuyển động tinh tế đã làm tươi vui hẳn các đường phố khi các đoàn nhảy đi qua.

Ở các đường phố thì ý nghĩa cúng bái, đón rước tổ tiên đã bị mai một nên hội nhảy Bon còn là dịp vui chơi giải trí cho mọi người, nhất là cho giới trẻ gặp gỡ, chuyện trò, đặc biệt là giới trẻ ở nông thôn.

Theo Báo Bắc Giang

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]