3 tháng cuối thai kỳ nên ăn gì?

Bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ nên ăn đầy đủ dưỡng chất cần thiết để đảm bảo để cho mẹ đủ sức “vượt cạn” và nuôi con sau khi sinh.

15.5883

Ba tháng cuối là giai đoạn phát triển của thai nhi và bánh nhau, vì vậy các bà mẹ cần phải chuẩn bị đầy đủ cả về thể chất và tinh thần để chuẩn bị cho sự ra đời của bé.

Chỉ riêng giai đoạn này, bà mẹ cần nạp đến 2.500 Kcal tương ứng với trọng lượng cơ thể tăng khoảng 6-7kg, để đảm bảo cho mẹ tăng khoảng ít nhất 12kg trong suốt thai kỳ và dự trữ trong cơ thể khoảng 4kg chất béo, tương ứng 3.600Kcal dành cho việc phục hồi cơ thể, sản xuất sữa và nuôi con bú sau sinh.

Trong ba tháng cuối thai kỳ, vì thai nhi đã lớn, có thể chèn ép cơ hoành, đè lên các bộ phận như dạ dày, ruột, bàng quang, …khiến thai phụ có cảm giác mệt mỏi, lười ăn, thậm chí bị ói, táo bón, và đi tiểu nhiều, đặc biệt là vào ban đêm. Dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai ba tháng cuối lại cần phải đảm bảo đủ cho thai phụ đủ sức “vượt cạn” và nuôi con sau khi sinh.

Ở giai đoạn này, chất dinh dưỡng không chỉ cung cấp cho sự phát triển của thai nhi, mà còn cần dự trữ lại một phần trong cơ thể người mẹ để chuẩn bị  cho những việc như: mất máu khi sinh, tiêu hao thể lực, cho con bú…

Dinh dưỡng cần thiết trong 3 tháng cuối thai kỳ


- Chất đạm (Protein): tăng trưởng tế bào và tạo máu có trong các thực phẩm như: thịt nạc, cá, thịt gia cầm, trứng, đậu đỗ, lạc, đậu phụ. Nhu cầu chất đạm cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai 3 cuối là 70gr/ngày.

- Chất bột đường: cung cấp năng lượng hàng ngày. Có trong bánh mì, ngũ cốc, khoai tây, hoa quả, rau.

- Canxi: làm cho răng và xương chắc khỏe, chống co cơ, chức năng thần kinh. Mỗi ngày thai phụ cần khoảng 1500mg canxi. Có trong sữa, bơ, cá ăn cả xương.

- Chất béo (lipid): tốt cho hệ thần kinh, phụ nữ mang thai cần 70-80g/ngày. Chất béo có trong bơ, sữa, lòng đỏ trứng, dầu thực vật, thịt, cá béo (cá hồi, cá thu).

- Chất sắt: vai trò của chất sắt trong việc phòng chống bệnh thiếu máu do thiếu sắt: Thiếu máu được coi là một yếu tố đe dọa sản khoa. Chất sắt có nhiều trong các loại đậu đỗ, rau xanh (rau ngót, rau giền, rau khoai, rau bí), phủ tạng (tim, gan).

Trong bữa ăn hằng ngày của người mẹ, ngoài gạo, ngô, các loại củ, rau quả tươi nên có thêm thịt, cá hoặc đậu, lạc, vừng… Trong 3 tháng cuối, mỗi ngày nên ăn thêm 1 quả trứng.

3 tháng cuối thai kỳ nên ăn gì?

- Họ hàng nhà cam, quýt: Chứa nhiều vitamin C cho hệ miễn dịch của mẹ, vitamin A hỗ trợ sự phát triển của xương, răng và nuôi dưỡng những tế bào DNA của thai nhi, trái cây và rau xanh là thực phẩm bà bầu không thể bỏ qua.

- Thịt bò: Không chỉ là nguồn cung cấp sắt dồi dào, thịt bò còn chứa protein, kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế nguy cơ sinh non, cũng như thai nhi nhẹ cân sau sinh.

- Đu đủ chín: Vừa cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết như vitamin C, folate, chất xơ và kali, đu đủ vừa giúp giảm chứng ợ nóng khi mang thai. Khi ăn đu đủ, mẹ bầu nên chọn đu đủ chín, pepsin trong mủ đu đủ xanh có thể gây ra những cơn co thắt dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.

- Đậu nành Nhật Bản: Là món ăn rất dễ chế biến, đậu nành Nhật Bản chứa rất nhiều chất đạm, canxi, chất xơ, vitamin A và B. Chỉ cần luộc chín và rắc thêm chút muối, mẹ bầu đã có ngay một món ăn ngon lành và giàu chất dinh dưỡng.

- Ớt chuông: Vitamin A và C trong ớt chuông rất tốt cho hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai. Mẹ bầu có thể dùng ớt tươi để thêm vào những món chiên xào hoặc nướng với một ít dầu oliu và tỏi. Ớt chuông sấy khô cũng là món ăn vặt hấp dẫn của nhiều mẹ.


- Nước: Không nói thì ai cũng biết, nước cần thiết như thế nào đối với sức khỏe của con người. Uống thật nhiều nước khi mang thai sẽ giúp bạn có đủ lượng nước ối cần thiết, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, không bị táo bón và cơ thể luôn giữ được nước.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, uống nhiều nước có thể ngăn chặn chứng co thắt tử cung sớm khi đẻ. Bởi vì, việc mất nước và nắng nóng sẽ khiến các hóc-môn kích thích cơn co thắt. Chúng ta nên uống từ 2 đến 2,5 lít nước mỗi ngày – uống thành những ngụm nhỏ, chứ không nên uống một cốc to một lúc, gây áp lực lên thận của bạn

Nên đọc

Trong giai đoạn này, bạn cần đặc biệt chú ý đến vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh bị ngộ độc thức ăn, tránh các bệnh tiêu hóa ảnh hưởng đến thai kỳ, thai nhi và quá trình sinh nở của bạn.

Song song đó, phụ nữ mang thai ba tháng cuối cần phải cẩn trọng trong việc đi lại, đặc biệt là hạn chế đi lại trong hai tháng cuối, để tránh bất cứ rủi ro nào dẫn đến những tai biến đáng tiếc, phòng tránh tình trạng suy dinh dưỡng bào thai, những chứng bệnh thường gặp ở thai nhi non yếu như suy hô hấp, xuất huyết não, màng não, bệnh vàng da hoặc các chứng bệnh nan y khác trong quá trình trưởng thành của trẻ.

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng cuối rất quan trọng cho sức khỏe của mẹ và bé. Dù phải đối diện với các cơn ợ nóng, những hiện tượng như chuột rút, mất ngủ, đau cơ, … các thai phụ cũng cố gắng đảm bảo lượng thực phẩm nạp vào cơ thể với mức tốt nhất cho sự phát triển nhanh chóng của bé trong giai đoạn này.

Thùy Linh




0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]