Ăn nho khô tốt đủ thứ

(SKGĐ) Lịch sử đã từng trân trọng nho khô như là món quà của Thượng đế, thậm chí người tiền sử còn khắc hình những trái nho khô trên vách đá hang động. Những nghiên cứu khoa học ngày nay đã tìm kiếm lời giải đáp thỏa đáng cho những giá trị kì diệu vô hình ấy.

31.1906

Nho khô tốt cho huyết áp, tim mạch

Kết quả một công trình nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, huyết áp của những người thường xuyên ăn nho khô ổn định hơn nhóm không khoái món này. Điều này thực sự tốt cho người ở tuổi trung niên bởi đây là giai đoạn huyết áp dễ biến động nhất.

Ngoài ra, nho khô còn có tác dụng kéo chất béo qua đường ruột nên gián tiếp hạ cholesterol, thích hợp với người bị bệnh mạch vành. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sau một tháng áp dụng, lượng LDL (cholesterol "xấu") trong máu giảm đáng kể trên số bệnh nhân có 80-100g nho khô mỗi ngày trong khẩu phần.

Thêm nữa, catechin- một chất chống ôxy hóa có trong nho khô còn rất hiệu quả trong phòng chống khối u và ung thư đại tràng, đảm bảo sức khỏe tim mạch…

Nho khô - “Thuốc” bổ máu

Nho khô chứa nhiều vitamin B và chất sắt vốn rất cần thiết cho việc hình thành máu và các tế bào hồng cầu. Hơn nữa, chúng giàu năng lượng nhưng lại ít chất béo.

Đồng thời, người thiếu máu, đối tượng vừa qua cơn chấn thương xuất huyết, phụ nữ mang thai, thiếu nữ hay bị rong kinh... nên chọn nho khô để bổ sung chất sắt cần thiết cho cấu trúc lành mạnh của huyết cầu thay vì trông cậy vào thịt, gan… những thực phẩm chứa chất béo không có lợi dễ tạo mỡ máu.

Nho khô hạn chế táo bón cho trẻ

Nho khô dồi dào kali, canxi và chất xơ, với hệ tiêu hóa non nớt của bé thì không nên ăn quá nhiều vì dễ bị tiêu chảy, nhưng có thể trộn nho khô nghiền nhừ vào thức ăn và đồ uống của trẻ (ngoài 6 tháng tuổi) sẽ cho tác dụng giảm táo bón hữu hiệu.

Hơn nữa, nho khô chứa hai loại đường tự nhiên là đường fructose và glucose nên các bà mẹ không phải lo lắng ảnh hưởng đến răng của bé như đường sucrose (có trong bánh, kẹo).

Tuy nhiên, do nho khô có độ dính nên khi ăn trực tiếp, nó có thể định cư trên răng trong khoảng thời gian dài. Vì thế, các nha sĩ khuyên không nên cho bé ăn nho khô trực tiếp để bảo vệ men răng.

Nho khô bảo vệ răng miệng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Illinois (Mỹ), 5 chất có trong loại nho khô không hạt có khả năng kháng vi khuẩn gây sâu răng và bệnh nướu là oleanolic axit, oleanolic aldehyde, betulin, betulinic axit và 5-(hydroxy methyl)-2-furfural.

Đáng kể nhất trong nho khô là chất oleanolic axit, với khả năng hãm đà tăng trưởng của một loại vi khuẩn có thể gây sâu răng và một loại vi khuẩn khác gây bệnh nướu. Đồng thời có thể ngăn chặn các vi khuẩn bám trên bề mặt, vì thế hạn chế sự hình thành bựa răng.

Nho khô trợ giúp khả năng “yêu”

Sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu một ngày nào đó nàng ý nhị chuẩn bị sẵn một túi nho khô thượng hạng để trong phòng ngủ của hai người. Cho dù bạn không ưa đồ ngọt nhưng sẽ thật sai lầm nếu bạn từ chối thiện ý của nàng.

Bởi, nhờ có chứa nhiều acginin, một axit amin chống lại việc rối loạn cương dương, nên nho khô sẽ giúp tăng cường sức mạnh của quý ông.

Bình Minh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]