6 bí kíp giúp bé nói không với đồ ăn nhanh

Theo nghiên cứu, trẻ em yêu thích những đồ ăn nhanh không tốt cho sức khỏe hơn là những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, các bậc cha mẹ hoàn toàn có thể sử dụng 6 bí kíp dưới đây để giúp bé nói không với đồ ăn nhanh.

15.6079

Khả năng điều chỉnh nhu cầu ăn uống và chỉ ăn khi thấy đói là bản năng cố hữu kể từ khi trẻ được sinh ra. Tuy vậy, phần lớn các trẻ em đều bỏ qua những khả năng bẩm sinh này. Hiện nay, các bé thích ăn bánh mặn hơn trái cây và thấy bánh ngọt ngon miệng hơn bông cải xanh, thích uống soda hơn uống sữa. Đặc biệt, trẻ nhỏ thậm chí còn muốn ăn ngay cả khi chúng không thấy đói.

Phần lớn trẻ em không kiểm soát được nhu cầu ăn uống của bản thân. Những bậc làm cha mẹ và những đứa trẻ đều bị hấp dẫn bởi các món đồ ngọt và đồ ăn nhanh trong cuộc sống hiện đại ngày nay và đây cũng chính là một nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của trẻ về sau này.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà khoa học khuyên rằng nên “dùng ý chí để tự kiềm chế” nhu cầu ăn uống cho dù điều này là không hề dễ dàng chút nào.

Dưới đây là 6 bí kíp mà các gia đình nên sử dụng để giúp trẻ có chế độ ăn uống hợp lý và tránh xa đồ ăn nhanh.

  • 1

    Lên kế hoạch để tiến tới thành công

    Khi cảm thấy đói, các bé rất dễ đưa ra những quyết định ăn uống sai lầm. Bạn cần lên kế hoạch cho các bữa ăn với đầy đủ các chất xơ từ rau củ quả, chất đạm từ các sản phẩm trứng, đậu, sữa, thịt. Những thực phẩm ngọt như bánh, kẹo bạn không nên giữ chúng trong nhà. Còn nếu bạn muốn dự trữ một vài đồ ăn dưỡng chất và ít năng lượng trong nhà thì nhớ đặt chúng trong tủ hoặc để lên giá cao để tránh xa tầm tay của các bé.

  • 2

    Ngủ đủ giấc để tự kiểm soát tốt hơn

    Theo nghiên cứu, bạn sẽ dễ dàng tránh xa sức hấp dẫn cua những que kem ngọt mát nếu bạn được nghỉ ngơi đầy đủ. Điều này cũng áp dụng được với những đứa con của bạn. Hãy để cho chúng thấy được giá trị của giấc ngủ.

  • 3

    Làm gương về sự tự kiềm chế

    So với việc nói nhiều thì các hành động thực tế sẽ có sức ảnh hưởng tốt hơn. Để nuôi dạy con về bài học về sự kiềm chế thì thay vì ăn sáu chiếc bánh bạn chỉ nên ăn hai chiếc để làm gương cho con. Bạn cũng không được nuông chiều con để xây dựng cho trẻ thói quen ăn uống lành mạnh. Bằng cách này, lời nói của bạn cũng sẽ có uy lực hơn với trẻ.

  • 4

    Tạo ra những áp lực tích cực

    Con bạn sẽ bị ảnh hưởng về thói quen ăn uống từ những bạn đồng trang lứa và những người lớn. Đa số vào những dịp đặc biệt, con bạn sẽ có thêm động lực ăn uống hợp lý từ những người xung quanh. Để làm gương cho bé, cha mẹ nên nấu những món ăn có lợi cho sức khỏe và bố trí lượng đồ ăn hợp lý cho bé khi có các bạn bè của bé đến chơi.

  • 5

    Nhận ra giới hạn của sự tự kiểm soát

    Bạn hãy nhớ rằng ý chí luôn có giới hạn. Trong suốt một ngày, bạn và bé đều thực hiện rất nhiều việc làm tiêu hao nguồn năng lượng này như bạn dậy sớm để đi làm khi còn ngái ngủ, hay với trẻ, bé phải ngồi yên dù muốn được chạy nhảy tung tăng. Việc kiểm soát sự ham muốn trở nên càng khó khăn hơn khi bạn cảm thấy căng thẳng. Vì vậy, tốt nhất bạn và các thành viên trong gia đình cần lên kế hoạch và xây dựng thói quen ăn uống hợp lý ngay từ hôm nay.

  • 6

    Hãy tin tưởng con bạn

    Theo thời gian, những mong muốn thôi thúc bên trong có thể giảm nhưng thực sự nó không bao giờ bị dập tắt hoàn toàn. Thay vì chăm sóc con cái quá nhiều, bạn nên tin vào bản năng của trẻ. Đừng sử dụng những đồ ăn ngọt hay thực phẩm làm phần thưởng cho bé. Để dạy con cách kiềm chế bản thân tốt hơn cho cả quãng đường dài phía trước thì bạn nên thực hiện điều này sớm nhất có thể.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]