6 chất độc trong thực phẩm khiến bé kém thông minh

(Webphunu.net) - Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, trẻ em nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và chức năng não bộ của trẻ.

0

 
Khi xây dựng bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng và đa dạng cho bé, bạn cũng kiểm soát luôn thành phần những chất mà bé sẽ nạp vào cơ thể hàng ngày để tráng nguy hại cho sức khoẻ. Đặc biệt là những chất phụ gia thực phẩm như: chất bảo quản, phẩm màu nhân tạo, chất làm ngọt nhân tạo,..


Chất phụ gia thực phẩm là gì?


Chúng là những chất hóa học tự nhiên hoặc nhân tạo mà các nhà sản xuất thực phẩm có thể cho thêm vào nhiều sản phẩm đã qua chế biến để bảo quản hương vị hoặc cải thiện vị và vẻ ngoài. Ví dụ, chất phụ gia được dùng phổ biến trong các thực phẩm cần có hạn sử dụng lâu.
 

Chất phụ gia ảnh hưởng đến trẻ em thế nào?


Một số chất phụ gia trong thực phẩm được xem là nguyên nhân gây nên những biến đổi xấu trong hành vi, chẳng hạn trẻ trở nên hiếu động thái quá, trong khi các chất khác có thể tác động đến chức năng não bộ hoặc tạo ra phản ứng dị ứng có hại.

Dưới đây là danh sách 6 nhóm thực phẩm mà các mẹ nên hạn chế cho con ăn để bảo vệ sức khoẻ, sự thông minh và sáng tạo của con.
 

Phẩm màu nhân tạo



Phụ gia thực phẩm, phẩm màu nhân tạo, chất bảo quản hoá học, chất làm ngọt nhân tạo có nhiều rong những viên kẹo đủ màu sắc, ngũ cốc và thậm chí cả sữa chua.
 
Bao gồm những chất có tên bắt đầu với FD&C, chẳng hạn FD&C Blue #1. Các phẩm màu này thường được dùng nhiều nhất trong những viên kẹo đủ màu sắc, ngũ cốc và thậm chí cả sữa chua.

Việc tiêu thụ phẩm màu nhân tạo trong thời gian dài có thể dẫn đến bệnh đau đầu và ung thư ruột kết.
 

Chất bảo quản hóa học


Butylated hydroxyanisole (BHA), nitrat natri và sodium benzoate được tìm thấy trong thạch rau câu, bơ thực vật, mứt và nước ngọt. Những chất này có thể gây choáng váng, thở gấp và loét dạ dày.
 

Chất làm ngọt nhân tạo


Ví dụ như aspartame, acesulfame-K, đường saccharin có trong soda ăn kiêng, thức uống và nước trái cây đóng chai. Nhiều nghiên cứu cho thấy lượng tiêu thụ quá mức các chất làm ngọt này trong thời gian dài có thể gây nguy hại cho gan và khiến trẻ khó thở.

Nếu tiêu thụ chất ngọt nhân tạo trong một thời gian dài, có thể gây tổn thương não và ảnh hưởng đến khả năng nhận thức, làm giảm sự nhạy bén, tinh tế và sáng tạo trong suy nghĩ và tư duy của trẻ.
 

Đường


Nếu dùng thực phẩm chứa nhiều đường trong thời gian dài, có thể làm cản trở khả năng tìm hiểu, phán đoán, sáng tạo của những trẻ đang trong độ tuổi khám phá, học hỏi.
 
Không chỉ trẻ con, ngay cả người lớn nếu tiêu thụ các loai thực phẩm chứa nhiều đường về lâu dài có thể sẽ gây ra các vấn đề về thần kinh, và nó cũng có thể can thiệp vào bộ nhớ của con người. Mặt khác, đường cũng có thể cản trở khả năng tìm hiểu, phán đoán, sáng tạo của những trẻ đang trong độ tuổi khám phá, học hỏi.

Các loại đường như đường fructose cao (HFCS), siro bắp và đường dextrose. Các chất làm ngọt có nguồn gốc từ tự nhiên này được dùng trong nước ngọt, bánh quy, tương cà và thậm chí cả nước sốt salad cùng các loại ngũ cốc.

Đây là lý do tại sao các mẹ nên tránh cho con ăn quá nhiều các loại thực phẩm như bánh kẹo có chứa xi-rô ngô hay chất fructose.
 

Muối


Muối vẫn được cho thêm vào nhiều loại thức ăn, tuy nhiên một số vấn đề về sức khỏe có thể nảy sinh vì hàm lượng muối dư thừa ở thức ăn nhanh hoặc đồ ăn đóng gói sẵn.

Thực phẩm có chứa một lượng muối (natri) lớn có thể ảnh hưởng đến chức năng nhận thức của não và làm giảm khả năng suy nghĩ của con người. Nói cách khác, thức ăn mặn ảnh hưởng đến trí thông minh của con người.

Trẻ em là đối tượng cần bổ sung những thực phẩm bổ não nhất để phát triển; chính vì vậy, ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ đừng tạo cho con thói quen ăn mặn để tránh hại não của con.

Cách an toàn nhất là đọc kỹ bao bì thực phẩm và tránh mua các sản phẩm chứa nhiều muối bất cứ khi nào có thể. Nếu bé có biểu hiện phản ứng bất lợi, cần đưa trẻ đến bác sĩ ngay lập tức.
 

Đò ăn vặt, các loại thực phẩm chiên hoặc chế biến sẵn


Bất kỳ đứa nào cũng thích đò ăn nhanh nhưng dùng nhiều trong một thời gian dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và trí tuệ của bé

Đò ăn vặt, đồ ăn nhanh hoặc các loại thực phẩm chiên hoặc chế biến sẵn, có thể làm thay đổi các hóa chất trong não, dẫn đến các triệu chứng liên quan đến lo âu, hồi hộp. Bên cạnh đó, các loại thực phẩm ăn vặt có nhiều chất béo cũng có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất dopamine, một hóa chất quan trọng nhằm thúc đẩy cảm giác hạnh phúc, hỗ trợ chức năng nhận thức, năng lực học tập, sự tỉnh táo và khả năng ghi nhớ. Chính vì vậy, trẻ em càng không nên ăn các món ăn vặt có chứa quá nhiều chất béo.


Nếu được tiêu thụ quá mức sẽ từ từ phá hủy các tế bào thần kinh nằm trong não. Điều này đặc biệt nguy hại cho trẻ em vì não trẻ luôn trong giai đoạn hoàn thiện và phát triển để cung cấp cho trẻ những tư duy và .


Vì vậy, để đảm cho sức khoẻ của trẻ đang tuổi phát triển các bậc phụ huynh cần lưu tâm để đảm bảo cho bé nhà mình có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để phát triển một cách toàn diện nhất nhé!
Masumi (Tổng hợp)


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]