6 điều mẹ nên biết về giảm cân nặng ở trẻ sơ sinh

Các mẹ thường rất lo lắng khi phát hiện con giảm cân nặng. Sự lo lắng này xuất phát từ việc các bậc phụ huynh chưa hiểu rõ về giảm cân nặng ở trẻ sơ sinh.

15.5673
  • 1

    Giảm cân nặng thế nào là bình thường?

    Việc giảm cântrẻ sơ sinh được coi là bình thường khi bé giảm 7-10% trọng lượng trong vài ngày đầu mới sinh. Cụ thể: trong 3 ngày đầu sau sinh bé sẽ giảm trung bình khoảng 7% - 10% trọng lượng cơ thể, do một phần nước ối còn trong phổi và nội tạng được xuất ra ngoài ngay sau khi sinh, cộng thêm một phần glycogen và mô mỡ được sử dụng vào thời gian đầu bé chỉ bú một ít sữa non của mẹ.

    Cân nặng ở trẻ là vấn đề nhiều cha mẹ lo lắng
  • 2

    Thời gian đầu bé tăng cân chậm

    Khoảng 3 ngày sau sinh, sữa mẹ cô đọng và rất giàu protein cùng các yếu tố chống nhiễm trùng làm tăng sức đề kháng của trẻ. Bé sẽ nhận lactose từ sữa non và glucose cùng axit béo tự do từ mô mỡ trắng dự trữ, đảm bảo bé liên tục được cung cấp đủ năng lượng sau khi chào đời. Chính vì thế trong những ngày đầu sau sinh, em bé chỉ bú mẹ với một lượng rất nhỏ nhưng cũng đủ khẩu phần và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé. Chỉ một lượng ít sữa non thôi là tất cả những gì cần thiết cho một em bé phát triển khỏe mạnh.

    Mẹ đừng lo con bú ít thế có vấn đề gì không. Thật ra trẻ có cách để duy trì lượng nước, glucose và năng lượng cho đến khi bầu ngực mẹ sản sinh lượng sữa lớn luôn sẵn sàng để bé bú.

    Nói chung mẹ không cần phải lo lắng về việc giảm cân sơ sinh. Khi ngực mẹ tiết sữa đều đặn thoải mái cho con bú thì bé sẽ tăng cân dần. Bé sơ sinh chỉ nên tăng tối đa 1 ký trong vòng một tháng sau sinh, không nên tăng cân nhiều.

  • 3

    Hiện tượng giảm cân sinh lý ở trẻ sơ sinh

    Hiện tượng giảm cân ở trẻ sơ sinh là điều bình thường bởi ở một số giai đoạn nhất định, trẻ có thể giảm cân nặng sinh lý. Ví dụ, trong khoảng 10 ngày sau sinh, trẻ thường có hiện tượng bị sụt cân so với lúc mới sinh. Trọng lượng giảm đi bình thường khoảng 6-9% trọng lượng cơ thể. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự mất nước, đi ngoài phân su, đi tiểu. Hơn nữa da của trẻ rất mỏng, lóp mỡ dưới da ít nên trẻ dễ bị mất nước.

    Trong một số giai đoạn, trẻ có thể bị giảm cân sinh lý

    Khi con có hiện tượng giảm cân sinh lý, mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ cũng không cần phải so sánh cân nặng chiều dài của con với các bạn cùng độ tuổi vì sự phát triển của mỗi bé mỗi khác. Tình trạng giảm cân  sinh lý trẻ sơ sinh không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé, tuy vậy mẹ cần cẩn thận giữ ấm cho trẻ bằng quần áo ấm và tránh ra gió bởi vì trẻ có thể bị ốm nếu mẹ không giữ gìn.

  • 4

    Khi nào bé lấy lại cân nặng đã mất?

    Trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn sẽ lấy lại cân nặng khi sinh sau 7-8 ngày - nếu như bé phát triển tốt. Trọng lượng của bé thường sẽ tăng lại bắt đầu từ ngày thứ 4 và giúp bé đạt đến cân nặng khi sinh sau 10 - 14 ngày; có bé phải 20 ngày mới trở về cân nặng ban đầu.

  • 5

    Cân nặng chuẩn nhất là sau 24 giờ chào đời

    Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng cân nặng của bé đôi khi không đúng với thực tế - thường là cao hơn thực tế - do chất lỏng được truyền qua nhau thai khi mẹ chuyển dạ.

    Nhưng chính điều này có thể làm cho tình trạng sút cân sơ sinh trở nên tồi tệ hơn vì mẹ cứ ngỡ là con sụt cân nhiều quá dẫn đến tự ti về chất lượng sữa mẹ hay tự ti về khả năng nuôi con. Thực tế phần trọng lượng mất đi là trọng lượng ảo thai nhi có được từ khi còn nằm trong bụng mẹ.

    Cũng chính vì lý do này mà có nhiều gợi ý đưa ra nên cân em bé sơ sinh sau 24 giờ chào đời chứ không phải là ngay sau khi sinh để có cân nặng chính xác nhất.

  • 6

    Lưu ý về việc giảm cân nặng ở trẻ sơ sinh

    Đôi khi, việc giảm cân nặng ở trẻ sơ sinh có thể là một dấu hiệu cho thấy em bé không bú đủ sữa hoặc chưa được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, các số đo trọng lượng không phải là công cụ duy nhất để đánh giá và ra quyết định lâm sàng về sức khỏe của bé.

    Một đánh giá đầy đủ về sức khỏe của bé phải bao gồm cả việc đánh giá đầu ra (tức bé ị và tè), kiểm tra răng miệng và kiểm tra cả liều lượng sữa mẹ mà bé bú.

    Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết:

    >> 

    >> 

    >> 

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]