7 bí quyết đương đầu với thất bại

Cách bạn đương đầu với những cuộc khủng hoảng gặp phải trong đời sẽ giữ vai trò quyết định đối với thành công cuối cùng bạn đạt được. Thất bại chính là động lực giúp bạn tiến lên phía trước. Dưới đây là 7 bí quyết giúp bạn chuẩn bị cảm xúc để đương đầu với những thất bại.

0
 
 
 
1. Trước hết, hãy quan tâm đến bản thân và sau đó là những người bạn yêu thương 
 
Điều này không có nghĩa rằng bạn cứ việc bỏ mặc con tàu đang chìm - nếu là thuyền trưởng bạn phải là người sau cùng rời bỏ con tàu. Nhưng điều này có nghĩa là bạn phải liệu cách vượt qua mọi tai ương bằng việc lập ra trước một kế hoạch đương đầu. Chẳng hạn, nếu đối tác của bạn bị tụt lại đằng sau bởi không biết khôn ngoan mà đầu tư khi có cơ hội, thì bạn cũng không nên lấy làm buồn lòng. Đơn giản, bạn chỉ cần tự chúc mừng về việc đã không đi vào vết xe đổ của người đó.
 
2. Nếu có chuyện cần nói với ai, hãy nói ngay
 
Có thể bạn sẽ không còn cơ hội thứ hai để làm điều đó nữa. Đó là một điều hối tiếc bạn không nên gặp phải.
 
3. Trước khi thực hiện kế hoạch, bạn phải chắc đã tiên liệu được mọi trở ngại ở phía trước
 
Chỉ biết ước mơ những điều tích cực, suôn sẻ không thôi thì cũng chưa đủ, bạn phải biết cách lên kế hoạch đương đầu với những tiêu cực, trở ngại nữa. Để đạt được thứ tốt nhất thì trong kế hoạch bạn vạch ra, bạn phải xem xét đến cả những điều tồi tệ nhất có thể gặp phải.
 
4. Tìm hiểu kỹ mọi người bạn gặp gỡ
 
Bạn hãy luôn nhớ rằng khi đầu tư, trước hết bạn phải nhắm vào con người chứ không phải những ý tưởng. Phải nói rằng ai cũng có giác quan thứ 6, một thứ trực giác luôn lên tiếng mách bảo chúng ta khi có điều gì đó đáng nghi ngờ nơi người khác. Đừng coi nhẹ thứ giác quan này. Nó có khả năng bảo vệ bạn trong mọi trường hợp.
 
5. Đôi khi, bước đi kế tiếp tốt nhất lại có vẻ không liên quan đến việc kiếm tiền của bạn
 
Nếu bạn thực sự tin tưởng vào kế hoạch mình đã vạch ra, thì bạn cứ việc nỗ lực  hết mình tìm cách để thực hiện nó - ngay cả những lúc bạn thấy rằng việc mình làm chưa thể giúp mình kiếm tiền ngay lập tức. Bạn nên tập suy nghĩ, lập những kế hoạch dài hạn và hãy vững tin vào những gì bạn đang thực hiện ngay lúc này.
 
6. Tha thứ, nhưng đừng quên đi
 
Bạn phải biết cách tha thứ cho những người đã góp phần vào việc tạo ra cuộc khủng hoảng bạn gặp phải, đặc biệt bạn phải biết tha thứ cho chính bản thân mình. Tuy nhiên, bạn đừng bao giờ quên đi những bài học rút ra từ các cuộc khủng hoảng như thế bởi chúng đóng giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đời bạn. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng bao giờ làm ăn một lần nào nữa với những người đã làm hại bạn trong quá khứ.
 
7. Thể hiện giá trị của bản thân để được người khác công nhận
 
Hãy cho người khác một lý do để họ giúp đỡ bạn. Và đây là các lý do tốt nhất bạn có thể dùng đến: lòng thành thật, chính trực, thái độ tôn trọng người khác và đạo đức nghề nghiệp.
     
Trích: Người giàu đích thực
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]