Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân và cách chữa

Chàm sữa (lác sữa) là loại bệnh thường xảy ra ở trẻ sơ sinh, xuất hiện ở khoảng tháng thứ 3 đầu đời và sẽ giảm dần sau một vài năm. Bệnh dễ chuyển biến thành chàm mãn tính và có nguy cơ theo bé suốt cuộc đời nếu không được chữa trị sớm.

15.6005

Chàm sữa ở trẻ sơ sinh

Chàm sữa, hay còn gọi là lác sữa, một dạng bệnh viêm da mạn tính, không lây từ trẻ này sang trẻ khác. Các vị trí thường bị: mặt, hai bên má, vị trí đối xứng, có thể lan ra những chỗ khác trên người. Bệnh này là giai đoạn đầu của chàm thể tạng, nguyên nhân phức tạp, thường do yếu tố di truyền (tiền căn cá nhân, gia đình bị dị ứng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, chàm thể tạng). Để điều trị hiệu quả, đòi hỏi người mẹ phải lưu ý chăm sóc đặc biệt cho bé, từ việc ăn uống đến môi trường xung quanh.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh chàm sữa vẫn chưa được xác định chắc chắn. Bệnh thường xảy ra đối với trẻ có làn da khô màu đỏ, nghèo lipid và cấu trúc da quá kín khít khiến da bé dễ bị tổn thương hơn và cho phép sự thâm nhập của các tác nhân bên ngoài dẫn đễn quá trình da bị viêm. Sự phá hủy hàng rào chắn này sẽ dẫn tới những phản ứng bất thường của hệ thống miễn dịch được đặc trưng bởi chàm dị ứng. Ngoài ra, những trẻ có cơ địa dễ dị ứng hoặc có cha mẹ bị bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết… cũng có khả năng mắc bệnh cao hơn.

Bệnh chàm sữa ở trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa)

Một nguyên nhân khác dẫn đến bệnh chàm sữa là chất gây dị ứng. Các chất này có thể là: nấm mốc, bụi, ve, bọ chét, lông chó/mèo..., hoặc được tạo ra từ những thay đổi trong quá trình chuyển hóa bên trong cơ thể bé. Những rối loạn về tiêu hóa, thức ăn (sữa, trứng…), cách cho bú, nhiễm trùng.. cũng liên quan đến căn bệnh này.

Một số dấu hiệu nhận biết

- Khi chạm vào da bé ta cảm giác thấy thô ráp và xuất hiện những mảng hồng ban, có mụn nước nhỏ li ti, đóng mài, tróc vảy.

- Da bé rất khô bị kéo căng, phá hủy và đôi khi kèm theo những mảng mẩn đỏ, bé của bạn gãi thường xuyên hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da bị chảy máu.

- Bé có thể có triệu trứng dị ứng của bệnh hen xuyễn hay viêm mũi.

- Những mảng da bị khô và mẩn đỏ xuất hiện thường xuyên ở những vùng da đặc biệt, chủ yếu ở trên mặt trên những vùng da bị gập như : cổ, khuỷu tay, sau đầu gối và mu bàn tay, cổ tay, mắt cá chân.

- Bé ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém.

Chế độ dinh dưỡng cho bé

- Tránh các thực phẩm dễ gây dị ứng như đồ biển, trứng, đậu phộng, hải sản, thực phẩm lên men, cà chua.

- Nên duy trì sữa mẹ trong thời gian lâu nhất có thể.

- Chỉ đa dạng các loại thức ăn cho bé từ 6 tháng trở đi

Cách chăm sóc bé bị chàm sữa

Khi bé có dấu hiệu mắc bệnh, bạn nên đưa bé đi khám chuyên khoa da liễu. Các mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

- Chăm sóc da bằng các sản phẩm đặc biệt cho phép cải thiện da bé hàng ngày, hạn chế những nguy cơ phải chữa trị phức tạp bằng thuốc.

- Cẩn thận trong vệ thực phẩm của bé.

- Cắt mong tay thường xuyên cho bé để hạn chế bé dùng tay gãi làm da trầy xước và tổn thương nhiều hơn.

- Tránh tắm cho bé trong bồn tắm hay vòi hoa sen qua lâu (5 đến 10 phút) trong nước ấm không được quá nóng (36oC) sử dụng các sản phẩm tẩy rửa không chứa xà phòng và không hương liệu, tránh dùng găng khi tắm cho bé.
- Dùng khăn cotton 100% để làm khô da bé một cách nhẹ nhàng.
- Dùng kem dưỡng ẩm da thích hợp cho bé.

Nhật Mỹ (Tổng hợp )

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]